Chủ nhật, 05/05/2024

Trăn trở từ vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long

22/05/2022 6:00 AM (GMT+7)

Tuy có nhiều tiềm năng về điều kiện tự nhiên, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước nhưng nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chưa phát triển nhanh, bền vững...

Khu vực này đang đứng trước lựa chọn chuyển từ “tư duy sản xuất nông nghiệp” sang “tư duy kinh tế nông nghiệp” và đã đến lúc cần có cách nghĩ mới hơn, khác hơn, táo bạo hơn, để kích hoạt vùng đất giàu tiềm năng này.

Nông dân tỉnh Hậu Giang bày tỏ phấn khởi khi vừa qua Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 13, để phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đây là cơ hội để vực dậy vùng đất này trong trong thời gian tới. Tuy nhiên bà con mong muốn Chính phủ, các bộ ngành trung ương cần có các giải pháp phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19; giải pháp nâng tầm nông sản cho nông dân; xem xét kiềm chế giá phân bón, giá xăng dầu để bà con sản xuất.

Nông dân Hậu Giang cũng đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai sao cho phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương cũng như nguyện vọng, quyền lợi của nhân dân, nhất là vấn đề về thừa kế, tách thửa.

“Đất Tân Phú Thạnh là đất quy hoạch hết, đất đâu còn để cho 1 đứa con mỗi đứa 1.000m2 hoặc là 500m2 nữa. Một gia đình 2 đứa con là không có đâu để cho, rất nhiều địa phương chứ không phải riêng Tân Phú Thạnh. Tôi xin kiến nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét lại quy định này cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay” - ông Trần Văn Đẻn ở xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A bày tỏ.

Trăn trở từ "vựa lúa" đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 1.

Cánh đồng lớn ở khu vực ĐBSCL phát triển chưa nhiều.

Tại khu vực ĐBSCL, thời gian qua dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế, đời sống và sản xuất của người nông dân; việc sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, giá cả nông sản không ổn định; được mùa mất giá, được giá mất mùa. Việc giao thương, kết nối tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn; tiếp đến là giá cả phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xăng dầu tăng rất cao, điều này dẫn đến việc “chi phí đầu vào tăng mà giá trị đầu ra nông sản không ổn định; ảnh hưởng đến sản xuất, phục hồi phát triển kinh tế của người nông dân trong điều kiện bình thường mới.

Ông Phan Văn Nghĩa, ngụ quận Bình Thủy, TP Cần Thơ cho biết, hiện nay hơn 1.000 cây mít Thái đang cho trái, nhưng hiện rất khó khăn trong việc tìm đầu ra, trong khi đó giá phân bón tăng cao khiến đội chi phí sản xuất, nông sản làm ra không đủ chi phí phân bón. Ông Nghĩa mong muốn làm sao liên kết chặt chẽ hơn nữa với người dân và doanh nghiệp trong chế biến, xuất khẩu để nông sản ổn định đầu ra.

“Mong nhà nước làm nhà máy chế biến hay tiêu thụ. Có được công ty chế biến mở ra làm thì nông dân quá khỏe, mình làm được điều đó mình đem đi xuất khẩu ra nước ngoài, ổn định được nông dân yên tâm sản xuất” - ông Nghĩa nói.

Còn ông Võ Văn Đen, ngụ xã Mỹ Hội, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đang trồng xoài Cát Chu, Cát Hòa Lộc với diện tích hơn 3ha. Ông mong muốn nâng cao hơn nữa vai trò liên kết của hợp tác xã trong quy trình sản xuất và kết nối với các doanh nghiệp xuất khẩu để người dân ổn định sản xuất, tạo ra những sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Trăn trở từ "vựa lúa" đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 2.

Giá mít Thái có thời điểm từ 2.000 - 4.000 đồng/kg.

Vấn đề sửa đổi Luật đất đai nêu ra tại hội nghị TW 5 khóa XIII rất được người dân tỉnh Tiền Giang quan tâm và nhất trí cao. Trong đó vấn đề quản lý và sự dụng đất công cần được Chính phủ quan tâm hơn, nhất là vấn đề cho thuê đất công, giao đất công cho nhà đầu tư cần triển khai đồng bộ và chặt chẽ hơn nữa.

Ông Nguyễn Văn Phương, người dân xã Mỹ Đức Đông, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang có ý kiến: “Hiện nay, tôi thấy vấn đề quản lý đất công còn nhiều bất cập và hết sức phức tạp. Ví dụ, tại địa phương tôi vấn đề quản lý đất công từ trước đến nay còn quá lỏng lẻo, để tự lấn chiếm, mua bán làm thất thoát tài sản của nhà nước rất lớn. Bây giờ nếu có mua bán đất công phải đưa ra đấu giá, đấu thầu công khai minh bạch. Tôi rất mong Chính phủ phải sớm có giải pháp về quản lý và sử dụng đất công đúng mục đích, cần quản lý chặt chẽ hơn, xử lý nghiêm các cán bộ sai trái bán đất công ”.

Trong một nền kinh tế thị trường với mức độ cạnh tranh ngày càng lớn, người nông dân và những hộ sản xuất nông nghiệp nhỏ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, kinh tế hợp tác đã giúp họ giảm thiểu những rủi ro, thua thiệt trên thị trường. Nông dân cần thông qua liên kết hữu cơ trong chuỗi giá trị nông sản, để cải thiện đời sống kinh tế cũng như phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.

Tuy nhiên, hiện nay do chính sách chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp còn lỏng lẻo, gây không ít khó khăn cho mô hình kinh tế hợp tác hiện nay.

Trăn trở từ "vựa lúa" đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 3.

Kinh tế hợp tác giúp nâng giá trị trên diện tích đất canh tác, nhưng đất lúa tại Trà Vinh thường bị chuyển mục đích sử dụng, làm ảnh hưởng đến quá trình liên kết sản xuất.

Ông Huỳnh Đăng Khoa, Giám đốc HTX Nông nghiệp Rạch Lọp, xã Tân Hùng, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh đề nghị: “Về đất đai hiện nay không khó để huy động tham gia sản xuất, tuy nhiên cái khó hiện nay là người dân tự ý chuyển mục đích đất lúa, từ đó diện tích càng ngày càng thu hẹp. Tôi đề nghị Chính phủ ban hành những cơ chế mới, luật để hạn chế đến mức thấp nhất người ta tự ý chuyển mục đích đất nông nghiệp. Thứ hai những chính sách tiếp cận cần thông thoáng hơn đối với lĩnh vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã”.

Anh Lâm Su Pha, một nông dân ở ấp Cần Thay, xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long cho biết, hiện nay mô hình cánh đồng lớn sản xuất rất có hiệu quả. Tuy nhiên mô hình này ở khu vực ĐBSCL phát triển chưa nhiều. Để ngành nông nghiệp phát triển trong thời gian tới cần phát triển mô hình này.

“Nếu sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn thì rất dễ cho nông dân, như muốn sạ lúa thì sạ đồng loạt, sử dụng cùng giống lúa, nước khai vào cũng dễ, có kỹ sư đến hỗ trợ nông dân làm lúa rất  hiệu quả. Nhược điểm của việc sản xuất manh mún ở đây nếu sạ không đồng loạt thì chuột sẽ gây hại, khai nước ra vào khó khăn. Ở đây đề nghị nhà nước quan tâm hỗ trợ để người dân phát triển mô hình cánh đồng lớn có hiệu quả để người dân xóa đói giảm nghèo” - anh Pha nêu ý kiến.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Các tập đoàn công nghệ nước ngoài đến Việt Nam rồi đầu tư ở nước khác là bình thường

Các tập đoàn công nghệ nước ngoài đến Việt Nam rồi đầu tư ở nước khác là bình thường

Việc đầu tư của các tập đoàn công nghệ nước ngoài phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó chủ quan liên quan đến sự sẵn sàng của Việt Nam

Phú Quốc thêm một lần bị khách nội quay lưng

Phú Quốc thêm một lần bị khách nội quay lưng

Trong vòng 5 năm trở lại đây, du lịch Phú Quốc chứng kiến nhiều biến động về lượng khách. Từ năm 2023, nỗ lực hút khách nội của địa phương vẫn chưa đạt hiệu quả.

Xe điện hết nóng

Xe điện hết nóng

Tesla được xem là hàn thử biểu đo lường độ nóng của thị trường xe điện; và khác với những năm trước, chiếc hàn thử biểu này đang lạnh dần.

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

49 năm sau ngày thống nhất đất nước với hơn 30 năm đổi mới và phát triển, ngành thương mại TP. Hồ Chí Minh đã “lột xác” theo hướng văn minh, hiện đại.

Hệ thống KRX lần thứ 8 "lỗi hẹn" với thị trường chứng khoán Việt

Hệ thống KRX lần thứ 8 "lỗi hẹn" với thị trường chứng khoán Việt

Kể từ khi triển khai hệ thống KRX với thị trường chứng khoán Việt Nam, HoSE đã có 8 lần dời lịch vận hành vào những năm 2015, 2017, 2019, 2020, 2021, 2022, 2023 và mới đây nhất là ngày 2/5/2024.

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Tỷ giá USD/VND hiện nay đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 10 năm qua. Các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND.