Thứ sáu, 17/05/2024

Tràn lan sản phẩm quảng cáo diệt được COVID-19, Bộ Công Thương khuyến cáo khẩn

26/02/2022 5:39 AM (GMT+7)

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho biết, thời gian gần đây, hàng loạt thiết bị điện tử mới được giới thiệu có chức năng liên quan đến ngăn ngừa, ức chế hoặc diệt COVID-19 được các doanh nghiệp tung ra thị trường. Tuy nhiên, công dụng của các thiết bị này chưa hề được kiểm nghiệm trong điều kiện sống thực tế.

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, trong bối cảnh dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của người dân, đã có nhiều sản phẩm dược phẩm hay thực phẩm ra đời giúp phòng ngừa, điều trị hay hỗ trợ COVID-19. Bên cạnh đó, cũng có nhiều thiết bị điện tử cũng được các doanh nghiệp tung ra thị trường với lời giới thiệu có chức năng liên quan đến ngăn ngừa, ức chế hoặc diệt COVID-19 hoặc được đặt tên liên quan đến chức năng này.

Để đảm bảo thông tin đến người tiêu dùng được rõ ràng, tránh gây nhầm lẫn và mua phải các sản phẩm không có khả năng phòng ngừa dịch COVID-19, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã tiến hành rà soát và thu thập, đánh giá một số thông tin về sản phẩm đồ điện gia dụng (như điều hòa nhiệt độ, máy lọc không khí, máy phun khử khuẩn, đèn chiếu sáng…).

Trong đó, có các sản phẩm như Máy điều hòa không khí sử dụng Công nghệ Nanoe™ X của Công ty TNHH Panasonic Việt Nam; Sản phẩm sử dụng công nghệ ScentAir ION của Công ty Cổ phần Appliancz Việt Nam; Sản phẩm sử dụng công nghệ Airocide của Công ty Cổ phần Công nghệ và Thiết bị Việt Mỹ; Máy lọc không khí Blueair Health Protect của Công ty TNHH ASH Việt Nam; Quạt khử trùng Philips Disinfection Air Cleaner của Công ty TNHH Tích hợp công nghệ In Situ; Máy phun khử trùng, diệt khuẩn Covid Nano của Công ty TNHH Điện tử Thái Thắng.

Tràn lan sản phẩm quảng cáo diệt được COVID-19, Bộ Công Thương khuyến cáo khẩn - Ảnh 2.

Những quảng cáo không rõ ràng có thể khiến người tiêu dùng nhiểu nhầm về công dụng chống COVID-19

Qua rà soát, đánh giá, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng nhận thấy nội dung thông tin liên quan đến công dụng ngăn ngừa hoặc diệt COVID-19 của các doanh nghiệp này chủ yếu căn cứ vào các kết quả kiểm nghiệm thực hiện trong điều kiện giới hạn của phòng thí nghiệm (chất liệu, diện tích, thể tích, độ ẩm không khí, nhiệt độ không khí bị kiểm soát và một số điều kiện đặc biệt khác), chưa được kiểm nghiệm trong điều kiện sống thực tế.

Tuy nhiên, nội dung thông tin về các sản phẩm trên không nêu hoặc nêu không rõ ràng về các vấn đề hạn chế này. Các thông tin ghi chú thường không đầy đủ, không rõ ràng hoặc quá nhỏ không thể đọc được trên hình ảnh giới thiệu sản phẩm hoặc chạy quá nhanh không thể đọc kịp trên video clip giới thiệu sản phẩm. Thông tin diệt, ức chế hay ngăn ngừa virus được đưa ra trên cơ sở kiểm nghiệm trong phòng thí nghiệm, trong khi những điều kiện hạn chế của phòng thí nghiệm không được nêu rõ hoặc không tương xứng so với điều kiện sử dụng thực tế;

“Việc đưa thông tin về tác dụng ngăn ngừa, ức chế và tiêu diệt virus COVID-19, Sars-Cov-2 của các sản phẩm như nêu trên có dấu hiệu vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018”, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đánh giá.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho hay, đã cảnh báo và yêu cầu các đơn vị trên rà soát và chỉnh sửa các nội dung cung cấp thông tin về sản phẩm để đảm bảo tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh 2018. Đồng thời, Cục khuyến cáo người dân nên tỉnh táo, tìm hiểu kỹ thông tin trước khi mua các sản phẩm có công dụng liên quan đến chức năng ngăn ngừa hoặc diệt COVID-19.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.