Thứ bảy, 18/05/2024

TP.HCM tạo mọi điều kiện để người ăn xin ổn định cuộc sống

XT

23/02/2022 1:00 PM (GMT+7)

Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM vận động người dân TP.HCM không cho tiền trực tiếp các đối tượng xin ăn.

UBND TP.HCM mới có văn bản chỉ đạo tăng cường công tác giải quyết tình trạng người xin ăn, người sinh sống nơi công cộng trên địa bàn. Trong đó, có giải pháp vận động người dân không cho tiền trực tiếp các đối tượng xin ăn...

Theo UBND TP.HCM, thời gian qua, các quận huyện và TP. Thủ Đức đã quan tâm, phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết tình trạng người xin ăn, người sinh sống nơi công cộng. Tuy nhiên, đến nay, tình trạng người lang thang xin ăn tại các khu vực tập trung đông người, đặc biệt tại các khu vực đền, chùa, miếu, chợ truyền thống, ngoại thành và tình trạng người xin ăn giả dạng (bệnh, bán vé số, bán kẹo cao su, một số đối tượng là người khuyết tật, người cao tuổi bán tăm bông...), lợi dụng trẻ em để xin ăn, giả dạng tu hành đi khất thực... có xu hướng tăng dần.  

TP.HCM tạo mọi điều kiện để người ăn xin ổn định cuộc sống - Ảnh 1.

UBND TP.HCM vận động người dân TP.HCM không cho tiền trực tiếp các đối tượng xin ăn.

Từ đó,  UBND TP.HCM yêu cầu Chủ tịch UBND quận, huyện và TP Thủ Đức tăng cường kiểm tra, rà soát nhằm kịp thời phát hiện và tập trung người xin ăn, người sinh sống nơi công cộng; hỗ trợ tạo điều kiện đào tạo nghề và giới thiệu việc làm đối với các trường hợp khó khăn có nguy cơ đi lang thang, đi xin ăn, sinh sống nơi công cộng hoặc những đối tượng hồi gia, hội nhập cộng đồng từ các trung tâm bảo trợ xã hội; tập trung thực hiện các giải pháp giảm nghèo bền vững và có kế hoạch cụ thể trợ giúp các đối tượng này. 

UBND TP.HCM cũng yêu cầu tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, vận động người dân không cho tiền trực tiếp các đối tượng xin ăn và hướng dẫn người dân giúp đỡ thông qua các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức từ thiện xã hội địa phương; UBND phường, xã, thị trấn cần phối hợp hỗ trợ các tổ chức và cá nhân trong hoạt động từ thiện để đảm bảo an ninh trật tự, mỹ quan đô thị tại địa phương... 

"Tăng cường quản lý, rà soát các khu vực tập trung nhiều đối tượng tạm trú, lưu trú ngắn hạn có nhiều người cao tuổi, trẻ em không có người thân đi cùng để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và hạn chế tình trạng chăn dắt hoặc lợi dụng các đối tượng yếu thế để trục lợi; thông tin số điện thoại tiếp nhận tin báo về người xin ăn, người sinh sống nơi công cộng", UBND TP.HCM nêu rõ.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trạm BOT Phú Hữu khiến các doanh nghiệp áp lực "phí chồng phí".

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng trong năm 2024, thị trường bất động sản TP.HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối "cung - cầu" nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc "neo giá cao".

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

TP.HCM yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị đầu tư sử dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu chất thải, cải thiện chất lượng môi trường.

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình nhà ở xã hội, chung cư thay thế chung cư cũ, nhà ở thay thế nhà trên và ven kênh rạch, nhà lưu trú công nhân, ký túc xá sinh viên.

Tầm nhìn của Long An đến 2050: 88 khu công nghiệp

Tầm nhìn của Long An đến 2050: 88 khu công nghiệp

Với 20 khu công nghiệp đang hoạt động, tỉnh Long An dự kiến sẽ có 51 KCN với tổng diện tích trên 12.400ha đến năm 2030. Ngoài ra, tỉnh còn có kế hoạch bổ sung 37 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 20.000 ha đến năm 2050.