Chủ nhật, 19/05/2024

TP.HCM muốn xây cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ trong giai đoạn 2024-2026

29/07/2023 7:00 PM (GMT+7)

TP.HCM đặt mục tiêu đưa cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ vào hoạt động từ 2027. Vị trí xây dựng cảng là khu vực cù lao Con Chó (xã Thạnh An), tổng diện tích ước tính khoảng 571 ha.


Triển vọng cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ Đề xuất bổ sung cảng Cần Giờ vào quy hoạch tổng thể phát triển cảng biển

TP.HCM muốn xây cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ trong giai đoạn 2024-2026 - Ảnh 1.

Phối cảnh dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ – TPHCM.

TTXVN đưa tin, TP.HCM đặt mục tiêu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ trong giai đoạn 2024 – 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027. Nội dung vừa được Ban Cán sự đảng UBND TP.HCM trình Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM về Đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Vị trí xây dựng cảng là khu vực cù lao Con Chó, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ (TP.HCM). Tổng chiều dài cầu cảng chính dự kiến khoảng 7 km và bến sà lan dự kiến khoảng 2 km; tổng diện tích ước tính khoảng 571 ha. Cảng sẽ tiếp nhận tàu có tải trọng lên đến 250.000 tấn, tàu trung chuyển có tải trọng từ 10.000 – 65.000 tấn và sà lan trọng tải tới 8.000 tấn.

Kế hoạch đầu tư cảng được chia thành 7 giai đoạn; trong đó, mỗi giai đoạn đầu tư hai bến chính và các bến sà lan. Tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng, khai thác cảng (giai đoạn 1, 2) trước năm 2030 và các giai đoạn còn lại sẽ tiếp tục đầu tư đến năm 2045.

TP.HCM phấn đấu đưa vào khai thác cảng (giai đoạn 1, 2) trước năm 2030. Trong đó, năm 2023 – 2024 là giai đoạn chuẩn bị đầu tư; xây dựng cảng từ năm 2024 – 2026 và khai thác cảng từ năm 2027.

Để đáp ứng yêu cầu khai thác cảng, hạ tầng giao thông kết nối cũng được thành phố xác định đầu tư từ nay đến năm 2030 như xây dựng cầu Cần Giờ, kết nối Nhà Bè với Cần Giờ; xây dựng đường kết nối từ vị trí xây dựng cảng với đường Rừng Sác; đầu tư đường trên cao dọc theo đường Rừng Sác, từ nút giao Rừng Sác với cao tốc Bến Lức – Long Thành tại xã Bình Khánh; đầu tư nâng cấp, mở rộng các cầu trên đường Rừng Sác.

Nguồn vốn đầu tư cảng, các công trình phụ trợ phục vụ hoạt động khai thác cảng, trung tâm dịch vụ logistics và khu vực phi thuế quan dự kiến đầu tư bằng nguồn vốn của doanh nghiệp (chủ đầu tư). Trong khi đó, hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật kết nối cảng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn đầu tư hợp tác công tư (PPP) hoặc các nguồn vốn khác.

Việc nghiên cứu hướng đến mục tiêu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế của TP.HCM và khu vực, thu hút các hãng tàu, hãng vận tải, chủ hàng, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics về cảng, tham gia vào chuỗi cung ứng vận tải thế giới. Công suất dự kiến đến 2030 đạt 4,8 triệu TEU (đơn vị quy đổi tương đường 1 container 20 feet), đến năm 2047 là 16,9 triệu TEU.

Dự án sẽ tạo việc làm cho khoảng 6.000 – 8.000 nhân viên, lao động làm việc tại cảng và tạo hàng chục nghìn việc làm cho lao động phục vụ các ngành dịch vụ hậu cần, trung tâm logistics và khu phi thuế quan. Khi đầu tư hoàn chỉnh, mỗi năm cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ sẽ góp ngân sách 34.000 – 40.000 tỉ đồng thông qua các khoản thuế, phí, lệ phí.

Theo UBND TP.HCM, vị trí dự kiến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ nằm ở cửa sông Cái Mép – Thị Vải, trong vịnh Gành Rái, gần các tuyến hàng hải quốc tế đi qua biển Đông, giữa các khu vực có tiềm năng tăng trưởng lớn của châu Á (Trung Quốc và Ấn Độ), thuận lợi để phát triển cảng trung chuyển quốc tế.

Dự báo sơ bộ về lượng hàng hóa dự kiến thông qua khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ đến năm 2030 là 4,8 triệu TEU, đến năm 2047 là 16,7 triệu TEU. Thời gian qua, hãng tàu MSC, một trong những hãng tàu lớn nhất thế giới hiện nay, đang rất quan tâm, tìm hiểu và mong muốn tham gia hợp tác đầu tư tại cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ và đang tích cực phối hợp với doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu đầu tư.

Theo KTSG Online

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Khi thời trang, ăn uống phủ đầy các trung tâm thương mại

Khi thời trang, ăn uống phủ đầy các trung tâm thương mại

Hầu hết các giao dịch thuê được ghi nhận đến từ ngành hàng F&B, thời trang thể thao và mỹ phẩm… điều này đã thay đổi đáng kể và đặt ra yêu cầu về nâng cấp, tái cơ cấu đối với các trung tâm mua sắm.

Cây phượng đỏ rực giữa đồng xanh, ngàn người kéo đến

Cây phượng đỏ rực giữa đồng xanh, ngàn người kéo đến

Nhiều người không ngại thức dậy từ 5 giờ sáng, đường xa để có thể chụp khoảnh khắc cây phượng nở hoa đỏ rực giữa đồng rau xanh bát ngát.

Món ăn được làm từ sen - đặc sản Đồng Tháp

Món ăn được làm từ sen - đặc sản Đồng Tháp

Đặt chân đến Đất Sen hồng Đồng Tháp tại miền Tây sông nước, du khách không chỉ thích thú với những cánh đồng sen tỏa sắc mà còn bị hút hồn bởi các món ăn đặc sản được chế biến từ sen.

Đề xuất mới cho hệ thống buýt TP.HCM: Xe điện 100%

Đề xuất mới cho hệ thống buýt TP.HCM: Xe điện 100%

Công ty Phương Trang cho biết sẵn sàng đầu tư xe buýt thuần điện mới nhằm góp phần "xanh hóa" hệ thống giao thông đô thị tại TP.HCM.

Apple giúp người dễ say xe có thể dùng điện thoại

Apple giúp người dễ say xe có thể dùng điện thoại

Apple vừa giới thiệu một tính năng mới có thể giúp những người dùng iPhone và iPad giảm tình trạng say xe khi sử dụng thiết bị công nghệ trên xe hơi.

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Đến hết năm 2025, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC sẽ giảm từ 95,44% xuống mức hơn 65% theo quyết định của Chính phủ. Becamex đang trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 4.700 ha.