Thứ sáu, 17/05/2024

TP.HCM dùng công nghệ thông tin mở cửa du lịch

18/02/2022 1:00 PM (GMT+7)

Thị trường du lịch TP.HCM cho thấy nhiều dấu hiệu khả quan trong dịp Tết Nguyên đán 2022, sắp tới lãnh đạo thành phố sẽ chủ động thực hiện nhiều giải pháp để phục hồi, mở cửa hoàn toàn đón khách trong và ngoài nước.


Thu hơn 3.000 tỉ đồng trong 7 ngày nghỉ Tết

Theo báo cáo của Sở Du lịch TP.HCM, kể từ ngày 31/1 đến ngày 6/2 (nhằm ngày 29 tháng Chạp đến mùng 6 Tết), tổng doanh thu ngành du lịch TP.HCM đạt khoảng 3.100 tỉ đồng.

Cụ thể, chỉ trong dịp Tết, lượng khách đến tham quan tại các điểm trên địa bàn TP.HCM đạt 300.000 lượt, doanh thu khoảng 300 tỷ đồng. Lượng khách lưu trú tại thành phố mang lại doanh thu khoảng 1.200 tỉ đồng với số lượng lên đến 500.000 phòng.  Riêng khách sử dụng các dịch vụ khác như: Ăn uống, vận chuyển,…. Lên đến 1 triệu lượt, doanh thu khoảng 1.600 tỉ đồng.

Số liệu mà Sở Du lịch TP.HCM đưa ra cho thấy nhiều tín hiệu khả quan, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam dự kiến mở cửa du lịch hoàn toàn từ ngày 15/3/2022, chúng ta sẽ đón thêm một lượng lớn khách du lịch quốc tế trong thời gian sắp tới.

TP.HCM dùng công nghệ thông tin mở cửa du lịch - Ảnh 1.

Khánh du lịch quốc tế đến TP.HCM.

Bên cạnh công tác chuẩn bị đón khách du lịch quốc tế, TP.HCM vẫn xác định khách nội địa đóng vai trò chủ chốt trong tương lai gần. Ông Lê Trương Hiền Hoà – Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cho biết: “Để có thể kiên trì với mục tiêu xác định thị trường du lịch nội địa đóng vai trò chủ lực, đơn vị đã khởi động, sáng tạo và đổi mới nhiều nội dung để thích ứng với diễn biến của dịch Covid-19, kích cầu, thu hút khách du lịch nội địa”.

Đầu tiên là chuyển đổi cách thức kinh doanh, thích ứng linh hoạt với dịch bệnh ngay từ những ngày đầu. Sở Du lịch TP.HCM đã huy động nguồn lực tham gia vào phục vụ cách ly y tế, phù hợp với tiêu chí của giai đoạn chống dịch cao điểm của thành phố, đã góp phần giảm tải cho các khu cách ly tập trung trên địa bàn.

Thứ hai, đẩy mạnh liên kết du lịch trong điều kiện thích ứng an toàn với dịch Covid-19, tạo đà phục hồi nhanh ngành du lịch. Song song với các chương trình “nội thành”, ngành du lịch TP.HCM còn chủ động, tiên phong đẩy mạnh khởi động lại việc liên kết du lịch an toàn “cấp tỉnh”, “cấp vùng” với gần 20 địa phương khơi thông dòng khách du lịch qua lại giữa TP.HCM và các tỉnh sau thời gian giãn cách.

Thứ ba, tập trung “biến nguy thành cơ” bằng việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tích cực chuyển đổi số, tận dụng được cơ hội thích ứng nhanh, kịp thời thay đổi mô hình quản lý để vươn lên mạnh mẽ hơn. Sở Du lịch TP.HCM đã công bố và cập nhật 366 tài nguyên du lịch đặc sắc, hấp dẫn trên Google Maps, Google Earth, bản đồ tương tác du lịch thông minh 3D/3600.

Ra mắt phiên bản mới của website quảng bá và xúc tiến du lịch TP.HCM - visithcmc.vn, app Du lịch cho phép người dùng có thể tương tác ảo và khám phá thông tin về các điểm du lịch. Lần đầu tiên trong cả nước ngành du lịch TP.HCM tổ chức Hội chợ du lịch trực tuyến trên nền tảng 2D, 3D và cũng là lần đầu tiên sản phẩm du lịch được giao dịch trên sàn thương mại điện tử trực tuyến.

Ngành du lịch TP.HCM đang chủ động chuyển đổi số và tích cực tham gia vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, với mục tiêu tiến tới hình thành hệ sinh thái du lịch thông minh gắn kết các chủ thể từ khách du lịch, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ và cơ quan quản lý Nhà nước.

Trong bối cảnh thích ứng an toàn với Covid-19, yêu cầu chuyển đổi số càng trở nên bức thiết, giao dịch trực tuyến là một trong những kênh tiếp thị và bán lẻ hiệu quả do người tiêu dùng đã có thói quen giao dịch trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử, tiết kiệm chi phí giúp giảm giá thành và đặc biệt là đáp ứng được tiêu chí an toàn trong bối cảnh người tiêu dùng vẫn còn tâm lý chưa hoàn toàn yên tâm khi giao dịch trực tiếp.

TP.HCM dùng công nghệ thông tin mở cửa du lịch - Ảnh 2.

Công nghệ 4.0 mang lại nhiều tiện ích cho khách du lịch.

Kiến nghị cơ chế đặc thù phát triển du lịch

Để quá trình phục hồi diễn ra vững chắc, nhanh chóng, TP.HCM đã kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành xem xét cho phép thành phố được chính thức áp dụng cơ chế đặc thù theo Nghị quyết 54/2017/QH14 sau thời gian thí điểm để tiếp tục triển khai các chính sách, cơ chế đặc thù phù hợp với tình hình thực tiễn và nhu cầu phát triển của thành phối.

Đồng thời, đề nghị các cấp Trung ương sớm triển khai các hoạt động Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch quốc gia đi vào thực tế; đưa ra kế hoạch triển khai, nhân rộng mô hình quỹ hỗ trợ phát triển du lịch tại một số tỉnh thành trong cả nước.

Riêng về Bộ VHTT&DL, cần phải phối hợp Bộ Y tế ban hành quy trình, quy định, hướng dẫn xử lý khi có du khách mắc Covid-19 trong hoạt động du lịch nhằm thống nhất phương án xử lý trong cả nước, tạo điều kiện cho các địa phương và doanh nghiệp tổ chức các hoạt động du lịch được thuận lợi.

Bên cạnh đó, TP.HCM cũng kiến nghị xem xét giảm thuế suất VAT từ 10% xuống 5% trong năm 2021 để giúp giảm giá thành sản phẩm và các gói dịch vụ du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết khó khăn về nhu cầu vốn lưu động; Xem xét kéo dài chính sách giảm 15% tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp du lịch trong năm 2021.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.