Chủ nhật, 19/05/2024

TP.HCM đề xuất thành lập Sở An toàn thực phẩm

16/07/2022 6:00 AM (GMT+7)

Tại hội nghị tổng kết 6 năm thí điểm thành lập Ban Quản lý an toàn thực phẩm do UBND TP.HCM tổ chức ngày 15-7, TP.HCM đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chính thức hóa mô hình thí điểm để thành lập Sở An toàn thực phẩm.

Tại hội nghị, bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM, cho biết sau 6 năm triển khai thí điểm, với phương châm “xây thực phẩm sạch, chống thực phẩm bẩn”, bước đầu Ban Quản lý an toàn thực phẩm đã hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra. Đơn vị này đã chú trọng đến công tác phát triển các chuỗi thực phẩm an toàn.

Theo đó, trong 6 năm, đơn vị này đã ký kết với 2.319 chuỗi thực phẩm an toàn tại 22 tỉnh, thành cung ứng thực phẩm an toàn cho TP.HCM. Các chuỗi thực phẩm an toàn đều được đánh giá dựa theo tiêu chí thực phẩm an toàn của ngành nông nghiệp như GlobalGAP, VietGAP, ISO, HACCP…

Bà Lan cho biết, 80-90% thực phẩm người dân tại TP.HCM sử dụng là nhập từ các tỉnh, thành phố khác. Vì vậy, Ban Quản lý an toàn thực phẩm đã xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn, quản lý thực phẩm từ nguồn và cả địa bàn tiêu thụ. Trường hợp có vấn đề từ nguồn thực phẩm, ban này sẽ cảnh báo ngược đến các tỉnh, thành phố còn lại.

Ngoài ra, 6 năm vừa qua, đơn vị đã thanh kiểm tra gần 327.600 cơ sở, phát hiện gần 37.000 cơ sở vi phạm (tỷ lệ 11,3%). Qua đó xử phạt hơn 7.000 cơ sở với tổng số tiền phạt gần 153,1 tỉ đồng. Số tiền phạt trong mỗi vụ việc tăng cao hơn, trung bình 20 triệu đồng/vụ việc, cao gấp 4 lần so với trước khi Ban Quản lý an toàn thực phẩm ra đời.

Kể từ khi Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM hoạt động, số vụ ngộ độc phát hiện ít hơn qua từng năm, vấn đề giám sát tốt hơn, thanh tra, kiểm tra cũng nhiều hơn, bà Lan đánh giá.

TP.HCM đề xuất thành lập Sở An toàn thực phẩm - Ảnh 1.

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM trong thời gian qua, đơn vị này vẫn còn nhiều bất cập về thống nhất cơ chế chính sách, mô hình tổ chức, nguồn nhân lực và biên chế, vấn đề xử phạt… Ảnh: Minh Thảo

Về những vướng mắc, hiện nay, Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM chỉ mới thực hiện công tác thanh tra – kiểm tra chuyên ngành, chưa có chức năng thanh tra hành chính.

Theo đó, việc xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm trước đây Ban Quản lý áp dụng theo chức danh tương đương. Tuy nhiên, hiện nay do các văn bản quy phạm pháp luật thay đổi không còn chức danh tương đương (Nghị định 124/2021/NĐ-CP) nên công tác kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính gặp khó khăn về cơ sở pháp lý.

Bà Lan cho biết, hiện Ban Quản lý an toàn thực phẩm chỉ thực hiện thanh tra chuyên ngành, còn mọi hoạt động đều phụ thuộc vào kế hoạch và quyết định thanh tra của trưởng ban, không chủ động như thanh tra sở…..

Trước một số bất cập về cơ chế chính sách, mô hình tổ chức, biên chế và vấn đề xử phạt, bà Lan đề xuất chính thức hóa mô hình thí điểm, bằng cách chuyển Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM thành Sở An toàn thực phẩm TP.HCM.

“Dù chính sách có hay nhưng khi triển khai nhiệm vụ nếu các lực lượng lẻ tẻ, khó phối hợp với nhau thì rất khó. Hiện đang là chu kỳ thứ hai của thời gian thí điểm, bước sang năm thứ 6. Chúng ta đã có chính sách thử nghiệm, thời gian thí điểm, những kinh nghiệm tích lũy cho thấy đã đến lúc chính thức mô hình này”, bà Lan nhấn mạnh.

Theo đại diện của Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM, tuy thuộc sự quản lý của các ban ngành về nông nghiệp, y tế và công thương nhưng về bản chất và tác dụng, lĩnh vực an toàn thực phẩm là một nhánh quan trọng của y tế dự phòng.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đề xuất mới cho hệ thống buýt TP.HCM: Xe điện 100%

Đề xuất mới cho hệ thống buýt TP.HCM: Xe điện 100%

Công ty Phương Trang cho biết sẵn sàng đầu tư xe buýt thuần điện mới nhằm góp phần "xanh hóa" hệ thống giao thông đô thị tại TP.HCM.

Dự án hydro xanh đầu tiên ở Việt Nam được ngân hàng ngoại tư vấn tài chính

Dự án hydro xanh đầu tiên ở Việt Nam được ngân hàng ngoại tư vấn tài chính

Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam vừa ký thỏa thuận với công ty The Green Solutions trụ sở tại TP.HCM để cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính cho dự án hydro xanh Trà Vinh, dự án năng lượng hydro xanh đầu tiên tại Việt Nam.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Kết thúc giai đoạn 1 chương trình “Chinh phục Olympic Games Paris 2024”, Sacombank đã tìm ra 41 khách hàng may mắn sở hữu các phần thưởng giá trị. Giai đoạn 2, Sacombank triển khai chương trình hoàn tiền khi chi tiêu tại nước ngoài với tổng ngân sách đến 2 tỷ đồng.

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Sở Công Thương TP.HCM hôm nay 17/5 tổng kết kết quả về hợp tác thúc đẩy năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau 5 năm tại thành phố.

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024 thay vì chỉ đến cuối tháng 6/2024.

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Trước tình hình giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và đại diện Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đã có lý giải tại buổi họp báo.