Thứ bảy, 18/05/2024

Tiểu thương chợ Đầm mới Khánh Hòa phàn nàn về công năng sử dụng

10/11/2022 7:00 PM (GMT+7)

Nhiều tiểu thương của chợ Đầm mới tại Khánh Hòa đã phàn nàn về việc bố trí lộn xộn của chợ khiến chợ thưa thớt, kinh doanh ế ẩm.

Sau gần 50 năm sử dụng, chợ Đầm cũ ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đã xuống cấp, không an toàn nên thành phố Nha Trang đã đóng cửa chợ. Hoạt động buôn bán được dời về chợ Đầm mới. Chợ mới nằm khuất phía sau chợ cũ nên việc kinh doanh gặp khó khăn, nhiều tiểu thương bỏ sạp buôn bán vì ế khách.

Chợ Đầm cũ ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đưa vào sử dụng từ năm 1974. Công trình chính là khu chợ Đầm tròn hình bông sen và những cánh sen đang nở. Đây còn là nơi thu hút du khách trong và ngoài nước khi đến thành phố Nha Trang. Do thời gian sử dụng quá lâu, công trình xuống cấp nên chợ Đầm cũ phải đóng cửa để đảm bảo an toàn. Khu chợ sầm uất ngày nào nay trở nên nhếch nhác.

Tiểu thương chợ Đầm mới Khánh Hòa phàn nàn về công năng sử dụng - Ảnh 1.

Do chợ Đầm cũ chưa dỡ bỏ còn án ngữ phía trước chợ mới nên hoạt động kinh doanh của tiểu thương gặp khó khăn.

Tiểu thương chợ Đầm mới Khánh Hòa phàn nàn về công năng sử dụng - Ảnh 2.

Chợ Đầm cũ đã đóng cửa.

Sau khi dừng hoạt động tại Chợ Đầm cũ, thành phố Nha Trang đã cho xây Chợ Đầm mới do Công ty Cổ phần Sông Đà - Nha Trang đầu tư gồm 3 tầng, trên diện tích hơn 21.000 m2 nằm sát chợ Đầm cũ. Do chợ Đầm cũ chưa dỡ bỏ còn án ngữ phía trước chợ mới nên hoạt động kinh doanh của tiểu thương gặp khó khăn. Phía mặt ngoài chợ cũ, vẫn còn nhiều tiểu thương tiếp tục buôn bán tạm bợ, mất an toàn.

Bà Diệp Thị Xuân Hương, tiểu thương tại chợ Đầm mới cho biết, buôn bán tại chợ mới rất ảm đạm, nhiều sạp hàng phải đóng cửa: “So với trước đây thì việc buôn bán chậm hơn vì lý do vướng chợ Đầm cũ, người đến mua không thấy chợ Đầm mới. Mỗi lần khách tới mình phải gọi, chỉ đường thì khách mới tới chứ không thấy lối vào của chợ. Ai cũng vậy đều có nguyện vọng xử lý sao để chợ Đầm cũ không che khuất mà để người mua thấy được chợ Đầm mới xây này, để dễ buôn bán và tập trung được người buôn bán để tập trung khách hàng lại".

Tiểu thương chợ Đầm mới Khánh Hòa phàn nàn về công năng sử dụng - Ảnh 3.

Chợ Đầm mới nằm khuất phía sau chợ Đầm cũ khiến hoạt động buôn bán gặp khó khăn.

 

Tiểu thương chợ Đầm mới Khánh Hòa phàn nàn về công năng sử dụng - Ảnh 4.

Đã đóng cửa chợ Đầm cũ nhưng ngoài vanh đai chợ cũ vẫn còn có các hoạt động kinh doanh.

Chợ Đầm từ lâu là trung tâm thương mại, điểm đến quen thuộc của nhiều du khách khi đến Nha Trang. Việc tồn tại chợ Đầm cũ bên cạnh chợ Đầm mới gây mất mỹ quan, bít lối vào chợ mới. Người dân và du khách gặp trở ngại khi đi vào chợ mới. Khách đến chợ thưa thớt, hộ kinh doanh ế ẩm, chợ mới trở nên đìu hiu.

Bà Lê Thị Mai, ở TP.HCM đi du lịch tại Nha Trang cho biết, chợ Đầm nổi tiếng với nhiều đặc sản, buôn bán sầm uất, đông đúc nhưng bây giờ vào chợ thấy quá lộn xộn.

“Nhiều người cũng nói chợ Đầm ngày xưa đâu rồi! Chợ Đầm là chợ truyền thống từ xưa đến giờ nhưng nay nhìn vắng vẻ quá. Ngày xưa bước xuống đây là nguyên khu chợ từ hàng ăn uống, hàng hải sản, đồ mỹ nghệ... giờ bố trí chợ Đầm như vậy lộn xộn, không ra cái chợ, sắp xếp tiểu thương ngồi lung tung không ngay hàng thẳng lối, có đi mua sắm cũng không biết đâu mà tìm" - chị Mai cho biết thêm.

Tiểu thương chợ Đầm mới Khánh Hòa phàn nàn về công năng sử dụng - Ảnh 5.

Hoạt động kinh doanh tại chợ Đầm vẫn chưa được sắp xếp, bố trí khoa học, hợp lý.

Trung tâm Quản lý kỹ thuật và Kiểm định xây dựng thuộc Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia, Bộ Xây dựng vừa công bố báo cáo khảo sát, kiểm định công trình chợ Đầm cũ. Theo đó, công trình này không đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường, xuất hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ. Tại thời điểm xây dựng, cấu trúc công trình hợp lý nhưng đến nay không gian và cấu trúc không còn đáp ứng về không gian, chất lượng công trình.

Theo quy hoạch, chợ Đầm mới là trung tâm thương mại, mua sắm của thành phố Nha Trang. Khu vực trung tâm chợ sẽ xây đài phun nước, vườn hoa, cải tạo cảnh quan để tạo mặt tiền chợ Đầm mới thông thoáng, thu hút khách du lịch đến tham quan, mua sắm. Tất cả hộ kinh doanh được tập trung vào một chợ để buôn bán.

Tiểu thương chợ Đầm mới Khánh Hòa phàn nàn về công năng sử dụng - Ảnh 6.

Phía mặt ngoài chợ cũ, vẫn còn nhiều tiểu thương tiếp tục buôn bán tạm bợ, mất mỹ quan.

Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, hiện nay, chợ Đầm cũ đã bị hư hỏng, xuống cấp, không đảm bảo an toàn. Tỉnh thống nhất đưa tiểu thương vào chợ mới, tạo thuận lợi và công bằng trong kinh doanh, giải quyết dứt điểm những hộ buôn bán tự phát ở vành đai chợ cũ.

Theo ông Tuân: “Cục Kiểm định của Bộ Xây dựng kiểm định chợ Đầm không đảm bảo an toàn cho các hộ kinh doanh. Còn các bước tiếp theo về bố trí lô, sạp thế nào, cải tạo ra sao thì thực hiện theo đúng quy định và quy hoạch. Trong này còn có 1 việc đó là sẽ bàn giao việc quản lý chợ Đầm cho Sở Công Thương thay vì trước đây ủy quyền cho thành phố Nhà Trang".

Theo VOV

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trạm BOT Phú Hữu khiến các doanh nghiệp áp lực "phí chồng phí".

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng trong năm 2024, thị trường bất động sản TP.HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối "cung - cầu" nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc "neo giá cao".

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

TP.HCM yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị đầu tư sử dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu chất thải, cải thiện chất lượng môi trường.

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình nhà ở xã hội, chung cư thay thế chung cư cũ, nhà ở thay thế nhà trên và ven kênh rạch, nhà lưu trú công nhân, ký túc xá sinh viên.

Tầm nhìn của Long An đến 2050: 88 khu công nghiệp

Tầm nhìn của Long An đến 2050: 88 khu công nghiệp

Với 20 khu công nghiệp đang hoạt động, tỉnh Long An dự kiến sẽ có 51 KCN với tổng diện tích trên 12.400ha đến năm 2030. Ngoài ra, tỉnh còn có kế hoạch bổ sung 37 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 20.000 ha đến năm 2050.