Thứ bảy, 18/05/2024

Tỉ lệ mẫu thịt heo, gà nhiễm vi sinh còn cao

11/01/2023 6:19 AM (GMT+7)

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2022, tỉ lệ mẫu thịt heo, gà tiêu thụ nội địa nhiễm vi sinh còn cao.

Cụ thể, trong năm qua, Cục Thú y đã lấy 1.909 mẫu giám sát một số sản phẩm xuất khẩu (ong, thịt gà, sữa tươi nguyên liệu), lấy 1.380 mẫu giám sát ATTP đối với sản phẩm động vật nhập khẩu không phát hiện vi phạm ATTP. Trong khi đó, đơn vị này lấy và phân tích 962 lượt mẫu thịt heo, thịt gà tiêu thụ nội địa đã phát hiện 128 lượt mẫu vi phạm chỉ tiêu vi sinh và 1 mẫu vi phạm kim loại nặng (chiếm 13,4%). 

Tỉ lệ mẫu thịt heo, gà nhiễm vi sinh còn cao - Ảnh 1.

Tỉ lệ thịt heo, gà nhiễm vi sinh còn cao do điều kiện vệ sinh nơi giết mổ, kinh doanh sản phẩm thịt hiện còn thấp

Theo nhiều chuyên gia về thú y, điều kiện vệ sinh nơi giết mổ, kinh doanh sản phẩm thịt hiện còn thấp là nguyên nhân khiến tỉ lệ thịt nhiễm vi sinh cao. Trước đây, các khảo sát độc lập cũng cho kết quả tương tự khi tại Việt Nam, tỉ lệ thịt "nóng" được bán với điều kiện nhiệt độ thường là chủ yếu, thịt mát được bảo quản lạnh tỉ lệ chỉ khoảng 10%.

Đối với sản phẩm nguồn gốc thủy sản, Cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản đã lấy 2.916 mẫu thủy sản nuôi giám sát vệ sinh ATTP, phát hiện 49 mẫu nhiễm hóa chất, kháng sinh vượt mức giới hạn cho phép, chiếm 1,6% (tăng hơn năm 2021 là 1,39%); 5/350 mẫu nhuyễn thể 2 mảnh vỏ phát hiện vi sinh vật (E.coli), chiếm 1,42% (giảm so với năm 2021 là 1,7%).

Đối với sản phẩm nguồn gốc thực vật nhập khẩu, Cục Bảo vệ thực vật đã lấy mẫu giám sát ATTP 647 mẫu, phát hiện 6 mẫu vi phạm (tỉ lệ 0,92%).

Ngoài ra, các địa phương cũng lấy 35.506 mẫu nông - lâm - thủy sản sau thu hoạch, phát hiện 1.384 mẫu vi phạm ATTP, chiếm 3,89%, giảm so với 4,2% năm 2021.

Theo Người Lao Động

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.