Thứ sáu, 29/03/2024

Thực hư thông tin lãnh đạo Thảo Cầm Viên Sài Gòn kêu gọi hỗ trợ kinh phí

25/09/2021 9:55 AM (GMT+7)

Những ngày qua trên mạng xã hội đang rầm rộ thông tin lãnh đạo Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn kêu gọi hỗ trợ kinh phí để nuôi đàn thú.

Thực hư việc lãnh đạo Thảo Cầm Viên Sài Gòn kêu gọi hỗ trợ kinh phí - Ảnh 1.

Không có nguồn thu vì dịch Covid-19, Thảo Cầm Viên Sài Gòn vẫn phải duy trì các khoản chi phí chăm sóc động, thực vật. Ảnh: MT.

Ngay sau khi thông tin đăng tải trên mạng xã hội, nhiều cư dân mạng và nghệ sĩ Việt đồng loạt hưởng ứng kêu gọi, chuyển khoản để thêm kinh phí cho Thảo Cầm Viên chăm sóc, mua thức ăn cho đàn thú.

Lãnh đạo Thảo Cầm Viên Sài Gòn nói gì về việc kêu gọi hỗ trợ kinh phí? - Ảnh 1.

Thảo Cầm Viên Sài Gòn phải đóng cửa trong nhiều tháng liền vì dịch Covid-19, nhân viên của công ty phải thực hiện "ba tại chỗ" làm việc và ăn uống gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh: MT.

Để làm rõ hơn vấn đề này, ngày 24/9 phóng viên liên hệ với ông Phạm Văn Tân, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn và được ông thông tin: Dịch bệnh Covid-19 ập đến và kéo dài nên Thảo Cầm Viên Sài Gòn đã đóng cửa từ tháng 5 đến nay khiến nguồn thu không có. Trong khi đó, mỗi tháng Thảo Cầm Viên phải chi khoảng 3-4 tỷ đồng để mua thức ăn và chăm sóc động, thực vật.

Lãnh đạo Thảo Cầm Viên Sài Gòn nói gì về việc kêu gọi hỗ trợ kinh phí? - Ảnh 2.

Thảo Cầm Viên Sài Gòn không chủ động kêu gọi trên mạng xã hội mà xin hỗ trợ từ ngân sách thành phố. Việc này đã có văn bản từ lâu tuy nhiên vẫn chờ xét duyệt. Ảnh: MT.

Theo ông Tân, hiện nay số lượng những loại động vật ở Thảo Cầm Viên có trên 1.500 con. Thời gian qua nhân viên công ty phải thực hiện "ba tại chỗ", vừa phải lo ăn uống cho các loại động vật, vừa lo luôn cho anh em ở trong đây nên khó khăn chồng chất.

"Thảo Cầm Viên không chủ động kêu gọi trên mạng xã hội mà xin hỗ trợ từ ngân sách thành phố. Việc này chúng tôi đã làm văn bản từ lâu rồi, tuy nhiên vẫn đang trong thời gian chờ lãnh đạo TP xét duyệt. Ngoài ra có một số người dân vì họ thương yêu động vật, kêu gọi nhiều phía để giúp đỡ Thảo Cầm Viên, chứ chúng tôi không đứng ra tổ chức mời gọi đóng góp", ông Tân nói.

Lãnh đạo Thảo Cầm Viên Sài Gòn nói gì về việc kêu gọi hỗ trợ kinh phí? - Ảnh 3.

Thường thì các loài động vật ở Thảo Cầm Viên hay có một số bệnh lý theo mùa, điển hình như mùa mưa thì hay bị viêm đường hô hấp. Ảnh: MT.

Theo ông Nguyễn Bá Phú, Phó Giám đốc xí nghiệp động vật (thuộc Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn), trong mùa dịch này việc chăm sóc cho các loại động vật ở đây gặp rất nhiều khó khăn. Bởi vì có nhiều dòng thú khác nhau nên nguồn thức ăn phải đa dạng. Trong khi phía công ty lại không hề có chủ trương cắt giảm thức ăn cho động vật.

Đợt dịch Covid-19 đỉnh điểm ở Sài Gòn lần này, cả thành phố bị giới hạn nguồn cung ứng thực phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến nhà cung cấp, nên nguồn thức ăn cho thú bị thiếu hụt. Một số thực phẩm đặc thù để cho vẹt, chim ăn rất khó kiếm hàng đặc biệt như trái cây, rau, củ, quả.

Một số loại động vật ăn thịt như thịt heo, trâu, bò, gà vẫn đầy đủ, thiếu thì có thể mua được. Chỉ thiếu những mặt hàng bên nhà cung cấp không cung ứng được do dịch Covid-19.

"Thường thì các loài động vật ở đây hay có một số bệnh lí theo mùa, điển hình như mùa mưa thì hay bị viêm đường hô hấp hay khả năng bị viêm da sẽ tăng lên nhiều hơn so với các mùa còn lại trong năm", ông Phú cho hay.

Được biết, vào tháng 7/2021, Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn đã có văn bản gửi Sở Xây dựng TP.HCM đề xuất hỗ trợ chi phí thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng động vật và duy tu, bảo quản công viên cây xanh trong 6 tháng là hơn 30 tỷ đồng. Các khoản phải chi gồm: Chi phí thức ăn cho động vật, chi phí thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, công cụ, dụng cụ, vật tư sửa chữa, chi phí điện - nước, chi phí các dịch vụ mua ngoài, tiền lương, BHXH, BHYT...


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Các công ty của Shark Thuỷ nợ lương giáo viên, bảo hiểm xã hội... hàng ngàn tỷ đồng

Các công ty của Shark Thuỷ nợ lương giáo viên, bảo hiểm xã hội... hàng ngàn tỷ đồng

Dữ liệu cho thấy, loạt công ty trong hệ sinh thái của Shark Thuỷ đang nợ tiền bảo hiểm xã hội, nợ học phí, tiền lương giáo viên lên tới hàng trăm tỷ đồng. Trong khi đó, Apax Holdings - một trong những công ty trọng yếu thuộc hệ sinh thái của Shark Thuỷ có dư nợ vay ngân hàng và trái phiếu lên tới hơn 1.000 tỷ đồng.

Gói "đầu tư giáo dục" hay chiêu "lấy mỡ nó rán nó"?

Gói "đầu tư giáo dục" hay chiêu "lấy mỡ nó rán nó"?

Chiêu huy động vốn từ phụ huynh học sinh để chủ đầu tư một số trường tư thục lấy đó làm vốn kinh doanh – chiêu này không mới. Tuy nhiên, nó được khoác lên bằng những cái tên mỹ miều như "gói đầu tư giáo dục" hay "học phí 0 đồng".

Hàng nghìn người đổ về phiên chợ lá độc lạ "có 1-0-2" tại TP.HCM

Hàng nghìn người đổ về phiên chợ lá độc lạ "có 1-0-2" tại TP.HCM

Chiều ngày 19/3, “Phiên chợ nghĩa tình” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận 5 tổ chức chính thức diễn ra tại Trung tâm văn hóa quận 5. Phiên chợ này được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 3/2023.

Phiên chợ đặc biệt tại TP.HCM: Thay tiền bằng lá mua đồ ăn thỏa thích

Phiên chợ đặc biệt tại TP.HCM: Thay tiền bằng lá mua đồ ăn thỏa thích

Một phiên chợ đặc biệt, thay tiền bằng lá cây ở TP.HCM với hơn 60 gian hàng đã thu hút rất nhiều người dân đến mua sắm. Đến với phiên chợ lá, người dân chỉ cần dùng vài chiếc lá được Ban tổ chức cho sẵn là có thể mua được nhiều món ăn, thức uống.

Xử lý cửa hàng xăng dầu không xuất hoá đơn điện tử: Bộ Công Thương gửi văn bản hoả tốc

Xử lý cửa hàng xăng dầu không xuất hoá đơn điện tử: Bộ Công Thương gửi văn bản hoả tốc

Bộ Công Thương vừa có văn bản hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố và các thương nhân kinh doanh xăng dầu về việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử.

EVN tính "mượn" máy phát điện của người dân khi thiếu điện

EVN tính "mượn" máy phát điện của người dân khi thiếu điện

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết đang nỗ lực đảm bảo việc cung cấp điện trong mùa khô và cả năm 2024 bằng nhiều biện pháp, trong đó không loại trừ khả năng nếu thiếu điện phục vụ sẽ mượn máy phát điện của hộ dân để cung cấp điện cho chính hộ dân, sản lượng điện dư sẽ hòa lên lưới.