Chủ nhật, 05/05/2024

Thủ phủ cá tra trăm triệu USD

22/12/2022 7:00 AM (GMT+7)

TP Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) được xem là "thủ phủ cá tra" miền Tây, bởi đây là một trong những cái nôi hình thành, có lịch sử phát triển ngành hàng cá tra sớm bậc nhất ĐBSCL.



Thủ phủ cá tra trăm triệu USD  - Ảnh 1.

Thành phố Hồng Ngự thuộc vùng Hồng Ngự rộng lớn trước đây (bao gồm huyện Hồng Ngự và huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp). Ngay từ những năm 1960, người dân vùng biên Hồng Ngự đã biết đến cá tra và bắt đầu làm giàu bằng giống cá này.


Thủ phủ cá tra trăm triệu USD  - Ảnh 2.

Thành phố Hồng Ngự thành lập năm 2020 gồm 5 phường và 2 xã, tổng diện tích 121,84 km2. Dọc về các địa phương của thành phố này, dễ thấy những vùng nuôi cá tra rộng lớn, nằm liền kề nhau, hoặc xen kẻ trong những cánh đồng lúa.


Thủ phủ cá tra trăm triệu USD  - Ảnh 3.

Không khí sản xuất, thu hoạch cá tra tại TP Hồng Ngự diễn ra nhộn nhịp quanh năm. Trong năm 2022, diện tích ao nuôi cá tra tại TP Hồng Ngự là 290 ha, sản lượng 63.000 tấn. Chi phí đầu tư sản xuất cộng với giá trị mà ngành hàng cá tra tại địa phương mang lại lên đến hàng trăm triệu USD.


Thủ phủ cá tra trăm triệu USD  - Ảnh 4.

TP Hồng Ngự cũng là địa phương xếp thứ 4 về sản lượng, thứ 4 về diện tích ao nuôi cá tra trong toàn tỉnh Đồng Tháp, sau các huyện Thanh Bình, Tam Nông và Tân Hồng.


Thủ phủ cá tra trăm triệu USD  - Ảnh 5.

Đến nay, nghề nuôi cá tra tại TP Hồng Ngự có bước phát triển khá, cùng với các địa phương khác góp phần đưa ngành nghề này trở thành một trong số ngành kinh tế chủ lực của tỉnh.


Thủ phủ cá tra trăm triệu USD  - Ảnh 6.

Tính đến tháng 11/2022, toàn tỉnh Đồng Tháp có diện tích ao nuôi cá tra ước đạt 2.450 ha, sản lượng thu hoạch 505.000 tấn. Trong đó xuất khẩu cá tra ước đạt 270.077 tấn, kim ngạch ước đạt 847 triệu USD, tăng 31% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021, đứng đầu trong nhóm hàng nông sản xuất khẩu của tỉnh. Trong đó, đóng góp chung cho sự phát triển của ngành hàng cá tra trong tỉnh của TP Hồng Ngự là khá lớn.


Thủ phủ cá tra trăm triệu USD  - Ảnh 7.

Người dân xã Bình Thạnh, TP Hồng Ngự chuyển thức ăn cá tra vào vùng nuôi. Đây là một trong những địa bàn có diện tích ao nuôi cá tra lớn nhất của thành phố.


Thủ phủ cá tra trăm triệu USD  - Ảnh 8.

Theo người dân địa phương, một ao cá tra nuôi 6 tháng tuổi, với diện tích mặt nước khoảng 10.000 m2 sẽ tiêu tốn 180 bao thức ăn công nghiệp (mỗi bao 40kg, giá dao động trên dưới 500.000 nghìn đồng/bao) mỗi ngày. Làm phép tính nhân, đây là số tiền bỏ ra khá lớn mà người dân phải bỏ ra trong quá trình nuôi cá.


Thủ phủ cá tra trăm triệu USD  - Ảnh 9.

Để chủ động nguồn thức ăn cho cá, người dân TP Hồng Ngự chủ động nhập số lượng lớn thức ăn về nhà kho.


Thủ phủ cá tra trăm triệu USD  - Ảnh 10.

Ông Lê Minh Triển (giữa), quản lý 9 ao nuôi cá tra, tổng diện tích khoảng 90.000 m2 thuộc ấp Bình Thành A, xã Bình Thạnh, TP Hồng Ngự, cho biết đàn cá nuôi đang sinh trưởng tốt. Mức giá cá tra xuất bán đạt khoảng 30.000 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ năm 2021 khoảng 6.000 đồng mỗi kg.


Thủ phủ cá tra trăm triệu USD  - Ảnh 11.

Người dân TP Hồng Ngự vệ sinh mặt nước ao nuôi cá tra. Cũng theo ông Triển, giá cá tra có tăng, tuy nhiên giá thức ăn cũng tăng mạnh khiến nhiều người nuôi không thu lãi được như kỳ vọng.


Thủ phủ cá tra trăm triệu USD  - Ảnh 12.

TP Hồng Ngự cũng là một trong số nhiều địa phương của tỉnh Đồng Tháp áp dụng thành công mô hình sản xuất cá tra khép kín từ khâu ươm giống, thả nuôi, thu hoạch, chế biến… đến buôn bán sản phẩm cá tra tại thị trường trong nước và xuất khẩu.


Thủ phủ cá tra trăm triệu USD  - Ảnh 13.

Đến nay, sản phẩm cá tra của địa phương đã có mặt ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Các thị trường xuất khẩu lớn có thể kể như: Trung Quốc, Mỹ, ASEAN, EU, Anh, Mexico, Brazil…


Thủ phủ cá tra trăm triệu USD  - Ảnh 14.

Năm 2022, ngành hàng cá tra cả nước đạt sản lượng 1,6 triệu tấn, đến hết tháng 11/2022 đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD, dự kiến cả năm 2022 đạt 2,4 tỷ USD, tăng khoảng 70% so với cùng kỳ năm 2021. Có thể nhận thấy sự đóng góp phát triển cho ngành hàng cá tra Việt Nam của tỉnh Đồng Tháp và "thủ phủ cá tra" TP Hồng Ngự là khá lớn.

Theo Zing

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Canh chua và văn hóa chống nóng

Canh chua và văn hóa chống nóng

Miền Tây Nam Bộ gần xích đạo nên rất nóng, đặc biệt năm nay, tình hình này lại kéo dài và gay gắt hơn các năm trước. Trong lĩnh vực ẩm thực, người xưa có nhiều cách đối phó với thời tiết nắng nóng. Nắng nóng (dương) cần có nước (âm) để quân bình lại. Một trong những món ăn điển hình là canh chua.

Cháo sườn, một phần ký ức của người Hà thành

Cháo sườn, một phần ký ức của người Hà thành

Cùng với những món ăn đặc sản Hà Nội như chả cá, phở cuốn, bún chả… thì món cháo sườn cũng trở nên rất quen thuộc, trở thành một phần trong ký ức của mỗi người Hà thành.

TP.HCM đẩy mạnh phát triển du lịch đêm và du lịch cộng đồng

TP.HCM đẩy mạnh phát triển du lịch đêm và du lịch cộng đồng

Từ những kết quả tích cực của quý I/2024 và lễ 30/4 - 1/5, ngành du lịch TP.HCM tiếp tục triển khai sản phẩm du lịch đặc trưng, thúc đẩy sản phẩm du lịch ban đêm, đường thủy và du lịch cộng đồng trong quý II/2024.

Doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đợt lễ tăng 12,5%

Doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đợt lễ tăng 12,5%

Bà Rịa - Vũng Tàu đón khoảng 630.000 lượt du khách trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, tăng 25% so với năm ngoái; doanh thu du lịch đợt này ước đạt gần 670 tỉ đồng, tăng 12,5%, theo Sở Du lịch tỉnh.

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

Dù nắng nóng, lượng khách đến TP.HCM vui chơi dịp lễ 30/4 - 1/5 tăng so với năm ngoái. Các dịch vụ lưu trú, nhà hàng, khách sạn đều ghi nhận kết quả khả quan trong 5 ngày nghỉ lễ.

Bí quyết trồng thanh trà ngọt của lão nông ở miền Tây

Bí quyết trồng thanh trà ngọt của lão nông ở miền Tây

Lần đầu tiên làm nghịch vụ, lão nông Huỳnh Văn Cập đã bán toàn bộ số lượng thanh trà ngọt cho siêu thị với giá 160.000 đồng/kg.