Thứ năm, 02/05/2024

Thu hút FDI: Tăng sự hiện diện của các tập đoàn lớn

17/06/2022 6:00 PM (GMT+7)

5 tháng đầu năm 2022, so với cùng kỳ năm 2021, thu hút FDI của Việt Nam thấp hơn 16,3%, nguyên nhân do vốn FDI đăng ký mới vào Việt Nam giảm.


"Việt Nam hoàn toàn có khả năng thu hút được những tập đoàn lớn thuộc Top 500 thế giới nếu biết tận dụng và phát huy tốt những lợi thế đang có" - ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài – chia sẻ trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.

Kết quả thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 5 tháng đầu năm cho thấy, Việt Nam thu hút được 11,7 tỷ USD, bằng 83,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó nguyên nhân là do vốn FDI đăng ký mới giảm mạnh. Xin ông cho biết đánh giá về kết quả trên?

Thu hút FDI: Tăng sự hiện diện của các tập đoàn lớn - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài


5 tháng đầu năm, so với cùng kỳ năm 2021, thu hút FDI của Việt Nam thấp hơn 16,3%, nguyên nhân do vốn FDI đăng ký mới vào Việt Nam giảm. Cụ thể, có 578 dự án FDI đăng ký mới vào Việt Nam trong 5 tháng với tổng vốn đăng ký đạt 4,12 tỷ USD, giảm 5,7% về số dự án và giảm 53,4% về tổng vốn đăng ký, khiến tổng vốn FDI vào Việt Nam giảm.

Việc dòng vốn FDI đăng ký mới giảm, theo tôi, điều này phụ thuộc rất nhiều vào khảo sát ban đầu của nhà đầu tư. Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến việc đi lại của nhà đầu tư trong việc sang Việt Nam khảo sát để tìm hiểu, triển khai dự án.

Ngoài ra, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nguyên nhân thu hút FDI của Việt Nam trong những tháng đầu năm giảm hơn so với cùng thời điểm năm 2021 là bởi, năm 2021 Việt Nam thu hút được nhiều dự án FDI có quy mô lớn trên 100 triệu USD. Riêng các dự án này đã chiếm tới 70,9% tổng vốn đăng ký mới của 5 tháng năm 2021. Còn 5 tháng đầu năm 2022, chỉ có một số ít dự án đầu tư có quy mô vốn trên 100 triệu USD và chỉ chiếm 46% tổng vốn đầu tư của 5 tháng năm 2022.

Bên cạnh dòng vốn FDI đăng ký mới vào Việt Nam giảm trong 5 tháng đầu năm, thì dòng vốn FDI đăng ký tăng thêm, vốn góp mua cổ phần và vốn giải ngân lại tăng khá tích cực. Với kết quả trên, liệu thu hút FDI của Việt Nam trong năm 2022 có đạt được kết quả trên 31 tỷ USD như năm 2021 không, thưa ông?

Đúng như vậy, trong khi dòng vốn FDI đăng ký mới vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2022 giảm hơn 53,4% so với cùng kỳ năm trước thì vốn điều chỉnh lại tăng 45,4%; vốn góp mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tăng 51,6% và đặc biệt, dòng vốn FDI giải ngân vẫn đạt 7,71 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2021, đó là những điểm tích cực của bức tranh FDI 5 tháng.

Thu hút FDI: Tăng sự hiện diện của các tập đoàn lớn - Ảnh 2.

Việt Nam thu hút được nhiều dự án FDI có quy mô lớn


Trong khi đó, dòng vốn giải ngân mới thực sự là "thước đo" đánh giá hiệu quả dòng vốn FDI. Còn dòng vốn đăng ký tăng thêm, tăng mạnh cũng chứng tỏ các nhà đầu tư nước ngoài đang đánh giá rất cao và tin tưởng vào sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam.

Thêm nữa, mặc dù kết quả thu hút FDI 5 tháng đầu năm thấp hơn so với cùng kỳ, nhưng theo tôi, điều đó cũng chưa nói lên được điều gì, càng không thể khẳng định được rằng, thu hút FDI cả năm sẽ kém hơn năm trước.

Chính phủ vừa ký Quyết định số 667/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030. Trong đó đặt mục tiêu thu hút được những tập đoàn thuộc Top 500 thế giới do Tạp chí Fortune xếp hạng, sẽ hiện diện và hoạt động tại Việt Nam. Theo ông, mục tiêu này có khả thi?

Những tập đoàn lớn trên thế giới luôn có yêu cầu rất khắt khe về công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực và về sự minh bạch trong thể chế, chính sách và môi trường đầu tư, kinh doanh. Nhưng theo tôi, với những gì Việt Nam đã thể hiện trong thời gian qua, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội để thu hút được những tập đoàn thuộc Top 500 thế giới.

Xin cảm ơn ông!


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đây là lĩnh vực hút hơn 3/4 vốn FDI qua 4 tháng

Đây là lĩnh vực hút hơn 3/4 vốn FDI qua 4 tháng

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một phần lớn được dồn vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Dragon Capital gom mua trở lại cổ phiếu MWG của đại gia Nguyễn Đức Tài

Dragon Capital gom mua trở lại cổ phiếu MWG của đại gia Nguyễn Đức Tài

Ước tính số tiền mà Dragon Capital phải chi để gom 4,65 triệu cổ phiếu MWG (Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động; HoSE: MWG) khoảng 231,57 tỷ đồng.

Nhóm 5 doanh nghiệp bắt tay nhau vì "mê" thị trường bảo hiểm Việt Nam

Nhóm 5 doanh nghiệp bắt tay nhau vì "mê" thị trường bảo hiểm Việt Nam

Bốn công ty giải pháp tài chính -- Zalopay, Lotte Finance, FE Credit và bảo hiểm OPES -- vừa trở thành đối tác chiến lược tại Việt Nam của công ty công nghệ bảo hiểm Igloo từ Singapore.

Các ông lớn Google, Facebook, Tiktok... nộp hơn nửa tỷ USD tiền thuế ở Việt Nam

Các ông lớn Google, Facebook, Tiktok... nộp hơn nửa tỷ USD tiền thuế ở Việt Nam

Theo dữ liệu của Tổng cục Thuế, 4 tháng đầu năm 2024, các "ông lớn" như Google, Facebook, Tiktok, Microsoft, Netflix hoạt động ở Việt Nam đã nộp hơn 3.000 tỷ đồng tiền thuế.

Quý I, lỗ ròng Novaland tăng gấp 1,5 lần vì lý do gì?

Quý I, lỗ ròng Novaland tăng gấp 1,5 lần vì lý do gì?

Quý đầu năm, Novaland (HoSE; NVL) tiếp tục ghi nhận khoản lỗ ròng hơn 600 tỷ đồng, tăng gần 1,5 lần so với mức lỗ ròng hơn 410 tỷ đồng của năm ngoái.

Eximbank có chủ tịch mới

Eximbank có chủ tịch mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank; HoSE: EIB) vừa công bố thông tin về việc bầu ông Nguyễn Cảnh Anh, thành viên HĐQT Eximbank, giữ chức chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025.