Thứ ba, 21/05/2024

Thông tư 06 bị "tuýt còi", HoREA kiến nghị sửa đổi điều gì?

04/01/2024 12:43 PM (GMT+7)

Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) mới đây có kết luận kiểm tra đối với Thông tư 06/2023/TT-NHNN (Thông tư 06) của Ngân hàng Nhà nước, trong đó khẳng định có nội dung trái pháp luật.

Như vậy, theo quy định tại Điều 12 luật Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi năm 2020 thì Ngân hàng Nhà nước phải lập tức rà soát và ban hành lại một văn bản pháp luật (dưới dạng thông tư) nhằm sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ những nội dung đang trái với quy định của pháp luật của Thông tư 06.

Những nội dung thay đổi này sẽ bám theo những nội dung mà Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Bộ tư pháp đã chỉ ra khi rà soát.

Phần nội dung nào của Thông tư 06 không bị vi phạm, vẫn sẽ tiếp tục có hiệu lực thi hành.

Thông tư 06 bị "tuýt còi", HoREA kiến nghị sửa đổi điều gì?- Ảnh 1.

HoREA kiến nghị sửa đổi một loạt các điều khoản chưa hợp lý của Thông tư 06. Ảnh: Quốc Hải

HoREA kiến nghị sửa đổi điều gì của Thông tư 06?

Liên quan đến việc cần sửa đổi một số quy định của Thông tư 06, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) kiến nghị, cần bỏ khoản 8 điều 8, sửa đổi quy định khoản 9 điều 8 và khoản 10 điều 8 của Thông tư 06 hiện hành.

Cụ thể, theo ông Châu, khoản 8 điều 8 quy định tổ chức tín dụng không được cho vay "để thanh toán tiền góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM".

Tuy nhiên, trên cả nước có khoảng 67 doanh nghiệp bất động sản là công ty cổ phần đại chúng niêm yết trên sàn chứng khoán (chiếm 0,16%) và có 9 doanh nghiệp bất động sản là công ty cổ phần đăng ký giao dịch trên hệ thống UPCoM (chiếm 0,02%), trong tổng số hơn 40.000 doanh nghiệp bất động sản trên cả nước.

Điều này có nghĩa, đa số các doanh nghiệp bất động sản có nhu cầu tiếp nhận nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư tổ chức, cá nhân, trong đó có nguồn vốn mà các nhà đầu tư vay của tổ chức tín dụng.

"Khoản 8 điều 8 quy định tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhà đầu tư này, như vậy là chưa đảm bảo tính bình đẳng giữa đa số các doanh nghiệp, các doanh nghiệp dù có niêm yết hay không cũng cần phải được đối xử bình đẳng, vì vậy cần bỏ điều khoản này", Chủ tịch HoREA lý giải.

Tiếp đến, Chủ tịch HoREA cũng kiến nghị sửa đổi khoản 9 điều 8 quy định tổ chức tín dụng được cho vay đối với nhu cầu vốn "để thanh toán tiền góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện dự án đầu tư đã có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép triển khai thực hiện" thay vì "dự án đầu tư không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh".

Trên thực tế, khi có giấy phép xây dựng, chủ đầu tư đã bỏ ra số tiền lớn, chủ yếu là chi phí nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để tạo lập quỹ đất dự án. Đến giai đoạn thực hiện dự án cũng là lúc chủ đầu tư cần vốn.

Tuy nhiên, đến giai đoạn hoàn thành đưa dự án vào khai thác kinh doanh thì chủ đầu tư không có nhu cầu vay vốn tín dụng hoặc huy động vốn của nhà đầu tư vì đã huy động được vốn của khách hàng.

Thông tư 06 bị "tuýt còi", HoREA kiến nghị sửa đổi điều gì?- Ảnh 2.

Khoản 9 điều 8 của Thông tư 06 áp dụng đối với mọi dự án đầu tư nên khả năng một số dự án đầu tư khác cũng sẽ bị rơi vào trường hợp tổ chức tín dụng không được cho vay. Ảnh: Quốc Hải

"Khoản 9 điều 8 đã bít đường vay tín dụng đối với nhà đầu tư muốn vay để đầu tư vào các dự án bất động sản, nhà ở thương mại, khu đô thị ngay tại thời điểm mà chủ đầu tư có nhu cầu bổ sung vốn nhiều nhất để triển khai thực hiện xây dựng các công trình của dự án", ông Châu nói.

Chủ tịch HoREA cho rằng, quy định này không chỉ tác động đến hoạt động kinh doanh bất động sản thuộc ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện, mà còn tác động tiêu cực đến đầu tư phát triển nói chung. Bởi, khoản 9 điều 8 áp dụng đối với mọi dự án đầu tư nên một số dự án đầu tư khác dù đã có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép triển khai thực hiện nhưng không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh cũng sẽ bị rơi vào trường hợp tổ chức tín dụng không được cho vay.

Chẳng hạn, các trường hợp nhà đầu tư muốn vay tín dụng để đầu tư vào dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) thực hiện các công trình hạ tầng, cầu đường, cảng, sân bay, nhà máy phát điện, bệnh viện, trường học, nông, lâm, ngư nghiệp…

Cuối cùng, ông Châu đề nghị sửa đổi khoản 10 điều 8 của Thông tư 06 quy định các chi phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh này phát sinh dưới 24 (hoặc 36) tháng tính đến thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay thay vì dưới 12 tháng theo Thông tư 06.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT của ông Trương Gia Bình liên tục chinh phục định giá mới trong lịch sử hoạt động đã đưa vốn hoá của doanh nghiệp tăng cao. Các cổ phiếu công nghệ khác cũng đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư khi nhiều mã trong ngành bật tăng từ tháng 4, đẩy mặt bằng giá lên cao.

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

Hiện có bốn ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu, gồm: Ngân hàng Đông Á (DongABank), Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank) và Dầu khí toàn cầu (GPBank). Các ngân hàng này cũng đang được NHNN kiểm soát đặc biệt.

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều công ty trên sàn chứng khoán như FPT, Nhựa Tiền Phong, Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, Cơ khí và khoáng sản Hà Giang đang nằm trong danh sách 31 doanh nghiệp thoái vốn đợt 2/2024 của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Nhiều nhà đầu tư lo ngại bị "bỏ rơi" vì vẫn đang đứng ngoài quan sát khi VN-Index tăng một mạch hơn 100 điểm chỉ trong thời gian ngắn

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa quyết định chuyển 2 mã cổ phiếu DAG và TNA từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch, bắt đầu vào ngày 24/5/2024.

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Đến hết năm 2025, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC sẽ giảm từ 95,44% xuống mức hơn 65% theo quyết định của Chính phủ. Becamex đang trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 4.700 ha.