Thứ sáu, 03/05/2024

Thống đốc NHNN: Cần giảm thuế, điều chỉnh giá bất động sản để khơi thông dòng tiền

04/01/2023 5:11 AM (GMT+7)

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, để tháo gỡ khó khăn, ách tắc thanh khoản trong nền kinh tế, cần thúc đẩy giải ngân đầu tư công, thực hiện giảm, giãn thuế, điều chỉnh giá bất động sản để khơi thông dòng tiền giữa các khu vực trong nền kinh tế.

Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương ngày 3/1/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, chính sách tiền tệ bản chất là ngắn hạn, do đó cần hạn chế sử dụng để giải quyết các vấn đề mang tính trung dài hạn. Ngoài việc góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, nhiệm vụ quan trọng là phải đảm bảo an toàn hệ thống. Xét từ góc độ tổng thể nền kinh tế, các chính sách kinh tế cần có sự cân đối và phối hợp đồng bộ hơn.

Thống đốc NHNN: Cần giảm thuế, điều chỉnh giá bất động sản để khơi thông dòng tiền - Ảnh 2.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng.

"Việc quá phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng có thể gây hệ lụy và rủi ro trong tương lai vì các chỉ tiêu tiền tệ, tín dụng của Việt Nam đã và đang ở ngưỡng cảnh báo", Thống đốc nói.

Theo đó, để tháo gỡ khó khăn, ách tắc thanh khoản trong nền kinh tế, cần thúc đẩy giải ngân đầu tư công, thực hiện giảm, giãn thuế, điều chỉnh giá bất động sản...để khơi thông dòng tiền giữa các khu vực trong nền kinh tế.

Theo Thống đốc, tình hình kinh tế thế giới và trong nước năm 2023 còn nhiều khó khăn. Trong nước, lạm phát cơ bản có xu hướng tăng cao trong khi vẫn cần những giải pháp hỗ trợ. Những bất cập trên thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp chưa được giải quyết căn bản.

Trong bối cảnh hiện tại, Thống đốc khẳng định ưu tiên cao nhất của Ngân hàng Nhà nước là đảm bảo thanh khoản, giữ ổn định an toàn hệ thống.

Bên cạnh đó, cơ quan này sẽ tiếp tục điều hành linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối. Tín dụng sẽ được điều hành phù hợp, góp phần duy trì đà phục hồi của nền kinh tế, hướng dòng vốn tín dụng tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên...

Ngoài ra, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, ngành ngân hàng tập trung thực hiện các giải pháp cải cách, đơn giản thủ tục cho vay để nâng cao khả năng tiếp cận vốn. Tuy nhiên, đối với nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn, cần các giải pháp chính sách hỗ trợ khác từ phía nhà nước như bảo lãnh tín dụng, các các chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được thực thi hiệu quả...

Năm 2022 vừa qua, Thống đốc cho rằng để lại nhiều bài học kinh nghiệm. Chính sách tiền tệ theo Thống đốc cũng cần tuỳ vào diễn biến tình hình để xác định trọng tâm, trọng điểm ưu tiên từng thời điểm. Thực tế, từ tháng 10/2022, sự cố Ngân hàng Sài Gòn - SCB xảy ra tác động mạnh tới thanh khoản hệ thống và thị trường. Ngân hàng Nhà nước đã ưu tiên cao nhất và tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn hệ thống và ổn định thị trường ngoại hối.

Việc điều hành tỷ giá năm ngoái cũng chịu sự giám sát nâng cao của phía Mỹ, trước sức ép USD tăng cao. Nếu thực hiện theo cam kết, Ngân hàng Nhà nước sẽ khó ổn định được thị trường. Bởi vậy, nhà điều hành đã chủ động đàm phán với phía Mỹ, báo cáo Thủ tướng để điều hành tỷ giá linh hoạt hơn.

Kết thúc năm 2022, chính sách tiền tệ đã có những đóng góp quan trọng, góp phần củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô. Đó là: góp phần kiểm soát lạm phát ở mức thấp (bình quân 3,15%), tăng trưởng kinh tế phục hồi ở mức cao (8,02%); tín dụng ước tăng khoảng 14,5%; thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định (VND mất giá 3,5%, mặt bằng lãi suất tăng khoảng gần 1%/năm, là mức biến động thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới và khu vực), thanh khoản hệ thống cơ bản được đảm bảo...

Theo Tiền Phong

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xe điện hết nóng

Xe điện hết nóng

Tesla được xem là hàn thử biểu đo lường độ nóng của thị trường xe điện; và khác với những năm trước, chiếc hàn thử biểu này đang lạnh dần.

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

49 năm sau ngày thống nhất đất nước với hơn 30 năm đổi mới và phát triển, ngành thương mại TP. Hồ Chí Minh đã “lột xác” theo hướng văn minh, hiện đại.

Hệ thống KRX lần thứ 8 "lỗi hẹn" với thị trường chứng khoán Việt

Hệ thống KRX lần thứ 8 "lỗi hẹn" với thị trường chứng khoán Việt

Kể từ khi triển khai hệ thống KRX với thị trường chứng khoán Việt Nam, HoSE đã có 8 lần dời lịch vận hành vào những năm 2015, 2017, 2019, 2020, 2021, 2022, 2023 và mới đây nhất là ngày 2/5/2024.

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Tỷ giá USD/VND hiện nay đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 10 năm qua. Các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND.

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng sáng nay (ngày 25/4) tiếp tục bị huỷ. Ngân hàng Nhà nước thông báo nguyên nhân do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Rào cản lớn nhất hiện nay là những góc nhìn không đồng thuận với sự tồn tại của "trường chuyên, lớp chọn" từ cấp THCS. Nhưng đừng quên nhu cầu giáo dục trong một xã hội đang phát triển là rất đa dạng.