Thứ sáu, 17/05/2024

Thiếu hụt tiền mặt, Lộc Trời phải tăng cường vay nợ ngắn hạn

29/01/2024 8:32 AM (GMT+7)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2023 của Lộc Trời Group âm tới 2.928 tỷ đồng. Điều này cho thấy sự mất cân đối trong dòng tiền khiến doanh nghiệp đang phải tăng cường vay nợ ngắn hạn để bù đắp cho sự thiếu hụt tiền mặt.

Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2023 với những chỉ số khả quan.

Tuy nhiên, khoản nợ vay tăng nhanh khiến chi phí lãi vay "phình to" là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận quý IV nói riêng và cả năm 2023 nói chung của Lộc Trời bị "bào mòn", bất chấp doanh thu tăng mạnh.

Lợi nhuận bị bào mòn bởi lãi vay

Cụ thể, trong quý IV/2023, Tập đoàn Lộc Trời ghi nhận doanh thu thuần đạt xấp xỉ 5.820 tỷ đồng, tăng 90% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán cũng tăng khá mạnh, ở mức 84,5%, nhưng vẫn chậm hơn đà tăng của doanh thu. Nhờ đó, lợi nhuận gộp của Lộc Trời vẫn tăng gấp đôi so với cùng kỳ, đạt 1.522,5 tỷ đồng.

Tuy nhiên, doanh thu tài chính trong quý này lại giảm gần 19%, xuống còn 11 tỷ đồng. Trong khi đó, do chi phí lãi vay tăng mạnh, chi phí tài chính cũng "phình to", lên tới 310 tỷ đồng, cao gấp 2,5 lần so với cùng kỳ.

Chưa kể, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt tăng gấp 1,8 lần và 4 lần, lên các mức 525 tỷ đồng và 424 tỷ đồng. Thêm vào đó, Lộc Trời còn phát sinh khoản lỗ gần 14 tỷ đồng từ công ty liên kết.

Những yếu tố này khiến cho lợi nhuận của "ông lớn" ngành lúa gạo bị "bào mòn" với khoản lãi sau thuế chỉ đạt xấp xỉ 248 tỷ đồng.

Thiếu hụt tiền mặt, Lộc Trời phải tăng cường vay nợ ngắn hạn- Ảnh 1.

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2023 của Lộc Trời Group âm tới 2.928 tỷ đồng.

Tính chung cả năm 2023, doanh thu thuần của Lộc Trời đạt 16.069 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu từ lương thực - lúa gạo đạt xấp xỉ 11.233 tỷ đồng, tăng 75%; doanh thu từ mảng hạt giống đạt 713 tỷ đồng, tăng 7%. Ở chiều ngược lại, doanh thu các mảng thuốc bảo vệ thực vật, bao bì và xây dựng đều đồng loạt giảm, lần lượt ghi nhận ở các mức 4.218 tỷ đồng, 120 tỷ đồng và 230 tỷ đồng.

Theo lý giải của Lộc Trời, do nhiều mục doanh thu/chi phí biến động mạnh, trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay và khoản lãi trong công ty liên kết khiến lợi nhuận sau thuế năm 2023 giảm gần 36% so với cùng kỳ, chỉ đạt 265 tỷ đồng.

Với mục tiêu mà Lộc Trời đặt ra đầu năm là thu về 400 tỷ lãi ròng, kết thúc năm 2023, doanh nghiệp này mới chỉ thực hiện 64% kế hoạch lợi nhuận.

Tính đến 31/12/2023, tổng tài sản của Lộc Trời đạt hơn 11.710 tỷ đồng, tăng 34% so với đầu năm. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn khách hàng tăng tới 2,8 lần, lên mức 6.476 tỷ đồng, chiếm quá nửa cơ cấu tài sản.

Ở chiều ngược lại, tiền và các khoản tương đương tiền giảm 39%, xuống còn 490 tỷ đồng. Trong khi đó, hàng tồn kho giảm gần 5%, xuống còn 1.970 tỷ đồng.

Tính tới cuối năm, tổng nợ phải trả của Lộc Trời tăng 50,5%, lên mức 8.396 tỷ đồng.

Trong đó, tổng nợ vay chiếm tới 75%, ghi nhận ở mức 6.307 tỷ đồng. Nợ vay ngắn hạn tăng 66%, lên mức 6.227 tỷ đồng, còn nợ vay dài hạn giảm gần 19%, xuống hơn 80 tỷ đồng. Đáng chú ý, năm vừa qua, nợ phải trả người bán ngắn hạn của Tập đoàn Lộc Trời đã tăng gấp đôi, lên mức 1.054 tỷ đồng.

Một điểm đáng lưu ý, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm vừa qua của Tập đoàn Lộc Trời Group cũng âm tới 2.928 tỷ đồng. Trong khi đó, cùng kỳ năm trước, lưu chuyển tiền thuần từ kinh doanh của công ty cũng âm 216 tỷ đồng.

Điều này cho thấy sự mất cân đối trong dòng tiền khiến Lộc Trời đang phải tăng cường vay nợ ngắn hạn để bù đắp cho sự thiếu hụt tiền mặt.

Theo các chuyên gia, trường hợp tiền thu vào nhỏ hơn tiền chi ra cho thấy DN gặp khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hoặc khó thu hồi tiền. Điều này đồng nghĩa với việc DN chỉ ghi nhận lãi trên sổ sách chứ chưa thu được tiền về. Khi đó DN sẽ phải bù đắp bằng dòng tiền đầu tư hoặc dòng tiền hoạt động tài chính, như vay nợ, huy động thêm vốn từ cổ đông, thanh lý tài sản…

Như trường hợp của Lộc Trời nêu trên, dòng tiền bị thiếu hụt có thể là do ứ đọng ở phía khách hàng, đối tác chưa thể thu hồi hoặc nằm trong hàng tồn kho. Trong khi hàng tồn kho luôn có rủi ro giảm giá, khoản phải thu cũng có rủi ro về khả năng thu hồi. Thêm vào đó, việc vay vốn để bù đắp cho dòng tiền thiếu hụt còn làm gia tăng gánh nặng lãi vay cũng như rủi ro về tài chính nếu DN không cơ cấu được nguồn vốn để trả các khoản nợ đến hạn.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thí điểm cho thuê vỉa hè 11 tuyến đường ở quận 1, dự kiến thu hơn 400 triệu

Thí điểm cho thuê vỉa hè 11 tuyến đường ở quận 1, dự kiến thu hơn 400 triệu

Sau 1 tuần triển khai thí điểm cho thuê vỉa hè 11 tuyến đường trên địa bàn quận 1, đã có 92 trường hợp đăng ký thuê vỉa hè. Tổng số phí dự kiến (tạm tính khi người dân đăng ký) là 431.170.500 đồng.

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Trước tình hình giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và đại diện Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đã có lý giải tại buổi họp báo.

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trạm BOT Phú Hữu khiến các doanh nghiệp áp lực "phí chồng phí".

Xe điện 'con cưng' của ông Phạm Nhật Vượng bàn giao ít nhất 20.000 chiếc trong năm nay, dự kiến thu về bao nhiêu tiền?

Xe điện 'con cưng' của ông Phạm Nhật Vượng bàn giao ít nhất 20.000 chiếc trong năm nay, dự kiến thu về bao nhiêu tiền?

Hãng xe điện Việt vừa công bố nhận cọc gần 28.000 chiếc VF 3 và đặt mục tiêu bàn giao ít nhất 20.000 xe ngay trong năm nay.

Xe máy điện 20 triệu đồng hút khách

Xe máy điện 20 triệu đồng hút khách

Giá xe máy điện Trung Quốc được các doanh nghiệp chào hàng từ 20 - 30 triệu đồng/chiếc, phổ biến là mức giá vừa hơn 20 triệu. Đây là phân khúc được nhiều người Việt quan tâm, chọn mua nhất gần đây.

Masan bán trọn công ty sản xuất vonfram ở Đức cho Mitsubishi

Masan bán trọn công ty sản xuất vonfram ở Đức cho Mitsubishi

Tập đoàn Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đã đồng ý bán nguyên công ty sản xuất vonfram (còn gọi là tungsten) ở Đức cho một công ty thuộc Mitsubishi Nhật Bản nhằm tập trung nguồn lực cho bán lẻ, mảng kinh doanh cốt lõi của Masan.