Thứ sáu, 10/05/2024

Thị trường trái phiếu toàn cầu có năm tồi tệ nhất kể từ 1999

27/12/2021 1:00 PM (GMT+7)

Thị trường trái phiếu toàn cầu đang trong năm tồi tệ nhất kể từ năm 1999 sau khi lạm phát tăng vọt trên toàn cầu đã làm thiệt hại một loại tài sản thường bị dị ứng với giá cả gia tăng.

Thị trường trái phiếu toàn cầu có năm tồi tệ nhất kể từ 1999 - Ảnh 1.

Chỉ số trái phiếu tổng hợp toàn cầu của Barclays với quy mô 68.000 tỷ USD trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp đã mang lại lợi nhuận âm 4,8% cho đến nay vào năm 2021.

Sự sụt giảm phần lớn được thúc đẩy bởi hai giai đoạn biến động mạnh của trái phiếu chính phủ. Vào đầu năm, các nhà đầu tư đã bán trái phiếu chính phủ dài hạn vì họ đặt cược rằng sự phục hồi từ đại dịch sẽ mở ra một thời kỳ tăng trưởng và lạm phát bền vững. Sau đó, vào mùa Thu, các khoản trái phiếu có kỳ hạn ngắn hơn đã tăng mạnh khi các ngân hàng trung ương báo hiệu rằng họ đang chuẩn bị đối phó với mức lạm phát cao kèm theo việc tăng lãi suất.

Mỹ là thị trường chiếm hơn 1/3 chỉ số và đang chứng kiến lạm phát tăng lên mức cao nhất trong 4 thập kỷ là 6,8% vào tháng 11, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng lên 1,49% từ 0,93% vào đầu năm, phản ánh giá trái phiếu giảm. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm đã tăng lên 0,65% từ 0,12% vào đầu năm.

James Athey, nhà quản lý danh mục đầu tư tại Aberdeen Standard Investments cho biết: “Chúng ta không nên quá ngạc nhiên rằng trái phiếu là một khoản đầu tư tồi khi lạm phát đang ở mức 6%. Tin xấu cho các nhà đầu tư trái phiếu là năm tới cũng có vẻ khó khăn. Thị trường có khả năng xảy ra một cú sốc nữa nếu các ngân hàng trung ương di chuyển nhanh hơn dự kiến và tôi không nghĩ rằng các trái phiếu rủi ro hơn có giá đặc biệt hấp dẫn”.

Thị trường trái phiếu toàn cầu có năm tồi tệ nhất kể từ 1999 - Ảnh 3.

Hiệu suất các năm của chỉ số trái phiếu toàn cầu

Trong suốt 4 thập kỷ thị trường trái phiếu trỗi dậy, các năm lợi nhuận âm là tương đối ít. Chỉ số trái phiếu tổng hợp toàn cầu của Barclays lần cuối ghi nhận lợi nhuận yếu hơn là vào năm 1999, khi mất 5,2% khi các nhà đầu tư bỏ chạy khỏi thị trường trái phiếu vì thị trường chứng khoán kỷ nguyên dotcom đang bùng nổ.

Bất chấp các khoản lỗ của năm 2021 và triển vọng thắt chặt tiền tệ vào năm tới từ Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và các ngân hàng trung ương khác, một số nhà quản lý quỹ cho rằng còn quá sớm để kết luận rằng cho thị trường tăng giá 40 năm của thu nhập cố định đã kết thúc.

Lợi tức trái phiếu dài hạn đã đạt đỉnh vào tháng 3 và đã giảm trở lại ngay cả khi thị trường phản ánh kỳ vọng ba lần tăng lãi suất từ Fed và bốn lần từ Ngân hàng trung ương Anh (BoE) vào năm tới cùng với việc giảm mua tài sản của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB).

“Sức mạnh gần đây của các khoản trái phiếu lâu năm là một dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư tin rằng các ngân hàng trung ương sẽ làm trật bánh phục hồi kinh tế, hoặc kích hoạt thị trường chứng khoán bán tháo nếu họ tiến hành thắt chặt chính sách quá nhanh”, Nick Hayes, nhà quản lý danh mục đầu tư tại Axa Investment Manager cho biết.

“Nếu càng tăng lãi suất ngày hôm nay, thì chúng càng phải giảm xuống trong một vài năm nữa. Và nếu thị trường chứng khoán thoái lui một chút, mọi người sẽ đột nhiên thích trái phiếu trở lại. Tôi không nói rằng chúng ta sẽ nhận được lợi nhuận hai con số vào năm tới, nhưng thực tế đơn giản là nếu bạn nhìn lại trong nhiều thập kỷ, một năm tiêu cực có xu hướng được theo sau bởi một năm tích cực”, ông cho biết thêm.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Samsung sẽ đầu tư mỗi năm 1 tỷ USD vào Việt Nam

Samsung sẽ đầu tư mỗi năm 1 tỷ USD vào Việt Nam

Samsung cho biết sẽ đầu tư khoảng 1 tỷ USD mỗi năm trong thời gian tới tại Việt Nam, tiếp tục tăng số lượng công ty Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng của đại tập đoàn này, và đẩy mạnh hợp tác đào tạo nhân lực.

Giám đốc mới của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam là ai?

Giám đốc mới của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam là ai?

Ngân hàng Thế giới (World Bank) hôm nay 9/5 thông báo đã bổ nhiệm bà Mariam Sherman làm Giám đốc Quốc gia mới của WB tại Việt Nam, Campuchia và Lào.

Hội thảo về ETS: Sử dụng hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải để thúc đẩy thị trường carbon tại Việt Nam

Hội thảo về ETS: Sử dụng hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải để thúc đẩy thị trường carbon tại Việt Nam

Chương trình đào tạo về Hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải (ETS) là một phần trong hoạt động hỗ trợ của Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) nhằm thúc đẩy triển khai thị trường carbon tại Việt Nam với sự hợp tác của Cục Biến đổi khí hậu (Cục BĐKH), Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT).

6 nhà máy lớn tại Việt Nam vẫn chưa cung ứng đủ, Samsung sẽ xây thêm

6 nhà máy lớn tại Việt Nam vẫn chưa cung ứng đủ, Samsung sẽ xây thêm

Samsung Electro-Mechanics (SEM), nhánh làm bán dẫn và các bộ phận máy ảnh của Tập đoàn Samsung, đang chuẩn bị xây một nhà máy mới tại Việt Nam -- nơi Samsung đang vận hành 6 nhà máy lớn.

Hé lộ tỷ lệ nắm giữ của cổ đông lớn mới tại công ty bầu Đức

Hé lộ tỷ lệ nắm giữ của cổ đông lớn mới tại công ty bầu Đức

Thông qua việc mua cổ phiếu mới phát hành, CTCP Chứng khoán LPBank (LPBS) và những cá nhân liên quan đang sở hữu tỷ 8,47% vốn của Công ty Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức -- doanh nhân Đoàn Nguyên Đức.

Nhu cầu vàng tại Việt Nam vẫn tăng mạnh đẩy giá vàng tăng cao kỷ lục

Nhu cầu vàng tại Việt Nam vẫn tăng mạnh đẩy giá vàng tăng cao kỷ lục

Tổng nhu cầu tiêu dùng vàng tại Việt Nam trong quý I/2024 tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái bất chấp giá vàng thế giới không ngừng leo thang, Hội đồng Vàng Thế giới cho biết hôm nay (7/5).