Chủ nhật, 19/05/2024

Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa ổn định

08/08/2022 1:00 PM (GMT+7)

Trong tuần qua, giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhìn chung ổn định, không có nhiều biến động.



Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa ổn định - Ảnh 1.

Thu hoạch lúa tại Cần Thơ. Ảnh tư liệu: Thanh Liêm/TTXVN


Số liệu từ Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho thấy, tại Sóc Trăng, hầu hết các loại lúa đều giữ nguyên giá như: OM 5451 là 6.800 đồng/kg, ST 24 là 8.500 đồng/kg, Đài Thơm 8 cũng giữ ổn định ở mức 7.200 đồng/kg.

Tại Cần Thơ, giá lúa vẫn có sự ổn định, như: lúa Jasmine ở mức 7.100 đồng/kg, OM 4218 là 6.700 đồng/kg, IR 50404 là 6.400 đồng/kg.

Giá lúa tại Hậu Giang cũng không có sự biến động như: IR 50404 là 6.500 đồng/kg, OM 18 là 6.800 đồng/kg, RVT là 8.200 đồng/kg.

Tại An Giang, lúa Nàng hoa 9 đang được thương lái thu mua ở mức 5.700 - 5.800 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức từ 5.400 - 5.500 đồng/kg; OM 18 từ 5.700 - 5.900 đồng/kg; Đài Thơm 8 từ 5.600 - 5.800 đồng/kg; IR 50404 ở mức từ 5.400 - 5.500 đồng/kg.

Với mặt hàng lúa nếp, nếp An Giang tươi từ 5.800 - 5.900 đồng/kg; nếp tươi Long An từ 6.100 - 6.300 đồng/kg; nếp An Giang khô từ 7.500 - 7.600 đồng/kg; nếp Long An khô 7.700 đồng/kg.

Tại Kiên Giang, giá lúa IR 40404 vẫn ở mức 6.500 đồng/kg, OM 5451 là 6.800 đồng/kg. Lúa IR 50404 tại Đồng Tháp là 6.400 đồng/kg.

Sau khi phục hồi nhẹ, tuần qua, giá lúa tại Bến Tre ghi nhận sự ổn định như: OM 5451 là 5.800 đồng/kg, OM4218 là 5.800 đồng/kg, OM 6976 ở giá 5.900 đồng/kg, IR 50404 ở mức 5.700 đồng/kg.

Vụ Đông Xuân và Hè Thu năm 2022, tỉnh Đồng Tháp có nhiều công ty, thương lái thực hiện liên kết tiêu thụ lúa cho nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác với diện tích 60.000 ha, sản lượng tiêu thụ trên 400.000 tấn. Mô hình liên kết theo chuỗi giá trị lúa gạo giúp nông dân tăng thêm lợi nhuận từ 3 - 8 triệu đồng/ha/vụ.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, tỉnh đã hình thành những vùng sản xuất quy mô lớn gắn với liên kết tiêu thụ thông qua hợp tác xã và tổ hợp tác thúc đẩy sản xuất theo hướng bền vững. Các công ty, thương lái thực hiện liên kết tiêu thụ theo mô hình sản xuất quy mô lớn; tăng cường hợp tác, liên kết trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, giữa nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp; trong đó doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt.

Về sản xuất vụ Thu Đông, đến cuối tháng 7/2022, thành phố Cần Thơ đã xuống giống được 65.028 ha, đạt 111% so với kế hoạch và thấp hơn 2.666 ha so với cùng kỳ năm trước. Hiện lúa chủ yếu trong giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng, sinh trưởng và phát triển tốt.

Tại An Giang, tỉnh này đề ra kế hoạch sẽ gieo cấy 154.686 ha lúa Thu Đông và khuyến cáo nông dân khung lịch thời vụ xuống giống vụ trước 31/8. Tùy theo tình hình rầy nâu vào bẫy đèn ở từng địa phương mà có lịch xuống giống cụ thể nhưng phải tuân thủ lịch xuống giống đồng loạt, tập trung, né rầy và theo khung lịch thời vụ chung của tỉnh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang khuyến cáo, các giống lúa: OM 9582, Đài thơm 8, OM 5451, OM 7347, OM 6976, OM 18, Jasmine 85, OM 9577, OM4900,… do thời gian qua được doanh nghiệp thu mua giá cao và theo chiều hướng tăng; nhóm giống có triển vọng để có thể thay thế các giống lúa không còn phù hợp trong sản xuất tại địa phương, như: Lộc Trời 7, Lộc Trời 18, Lộc Trời 28, OM 448, OM 418...

Kế hoạch đăng ký từ các doanh nghiệp cho thấy, vụ Thu Đông, An Giang có tổng diện tích liên kết tiêu thụ 65.500 ha, chiếm 42,34% diện tích kế hoạch xuống giống với sự tham gia liên kết của 14 công ty và doanh nghiệp.

Về xuất khẩu, giá gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức từ 395 - 400 USD/tấn so với mức từ 395 - 413 USD/tấn trong tuần trước đó. Một thương nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết hoạt động mua bán vẫn trầm lắng do giá gạo Việt Nam vẫn cao hơn so với giá của các nước xuất khẩu khác.

Số liệu sơ bộ cho thấy khoảng 134.250 tấn gạo lên tàu ở cảng Thành phố Hồ Chí Minh trong nửa đầu tháng 8/2022; trong số đó phần lớn sẽ được vận chuyển đến Philippines và châu Phi.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Tại các thành phố lớn, nhiều khu tái định cư có tỷ lệ lấp đầy rất thấp, thậm chí có những tòa nhà không có người ở. Các tòa nhà xây dựng với quy mô lớn, đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại bị bỏ không hoặc sử dụng không hiệu quả, tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng ngân sách Nhà nước mỗi năm.

Đề xuất mới cho hệ thống buýt TP.HCM: Xe điện 100%

Đề xuất mới cho hệ thống buýt TP.HCM: Xe điện 100%

Công ty Phương Trang cho biết sẵn sàng đầu tư xe buýt thuần điện mới nhằm góp phần "xanh hóa" hệ thống giao thông đô thị tại TP.HCM.

Dự án hydro xanh đầu tiên ở Việt Nam được ngân hàng ngoại tư vấn tài chính

Dự án hydro xanh đầu tiên ở Việt Nam được ngân hàng ngoại tư vấn tài chính

Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam vừa ký thỏa thuận với công ty The Green Solutions trụ sở tại TP.HCM để cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính cho dự án hydro xanh Trà Vinh, dự án năng lượng hydro xanh đầu tiên tại Việt Nam.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Kết thúc giai đoạn 1 chương trình “Chinh phục Olympic Games Paris 2024”, Sacombank đã tìm ra 41 khách hàng may mắn sở hữu các phần thưởng giá trị. Giai đoạn 2, Sacombank triển khai chương trình hoàn tiền khi chi tiêu tại nước ngoài với tổng ngân sách đến 2 tỷ đồng.

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Sở Công Thương TP.HCM hôm nay 17/5 tổng kết kết quả về hợp tác thúc đẩy năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau 5 năm tại thành phố.

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024 thay vì chỉ đến cuối tháng 6/2024.