Thứ ba, 28/05/2024

Thị trường gia vị Việt: Nhỏ nhưng… có võ

18/04/2022 5:00 PM (GMT+7)

Thị trường gia vị tại Việt Nam tưởng nhỏ nhưng khi được đầu tư bài bản thì doanh nghiệp có thể dễ dàng kiếm cả trăm tỷ đồng mỗi năm chỉ từ việc bán lọ muối hay gói xốt cho các bà nội trợ…

Thị trường gia vị Việt: Nhỏ nhưng… có võ - Ảnh 1.

Các chuyên gia cho rằng thị trường gia vị tuy nhỏ nhưng rất tiềm năng. Ảnh: Trần Quỳnh

Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế và thị trường, thời gian qua có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các đơn vị làm gia vị của Việt Nam với các công ty đa quốc gia và với các sản phẩm ngoại nhập.

"Đây là thị trường cạnh tranh đầy quyết liệt và sống động", bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC), người chủ xướng Lễ hội Tinh hoa Gia vị Việt, nhận định.

Kiếm hàng trăm tỷ đồng nhờ bán các loại gia vị

Bà Nguyễn Thị Vân Anh - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ và Sản xuất Trí Việt Phát, cho hay, dù hoạt động trong ngành gia vị đã 10 năm nhưng doanh nghiệp (DN) chủ yếu cung cấp sản phẩm cho các nhà máy chế biến thực phẩm, hệ thống nhà hàng, khách sạn.

Đến năm 2021, DN này bắt đầu phát triển mảng bán lẻ với sản phẩm đầu tiên là muối ớt kim quất bán tại hệ thống Bách Hóa Xanh.

"Trong những tháng cao điểm dịch Covid-19 năm 2021, Trí Việt Phát đã bán được hơn 50.000 chai muối ớt kim quất, ai trong công ty cũng đều bất ngờ về sự đón nhận của người tiêu dùng", bà Vân Anh cho hay.

Cũng theo bà Vân Anh, năm 2021, doanh thu của Trí Việt Phát đạt 121 tỷ đồng, tăng gần 40% so với năm 2020.

Do tiềm năng của mảng gia vị còn rất lớn nên bà Vân Anh đã đặt mục tiêu tăng trưởng cho DN năm 2022 lên đến 50%.

"Tiềm năng của ngành gia vị rất lớn, ví dụ như với sản phẩm mì gói, bánh snack… nguyên liệu chính chỉ là bột mì, khoai tây nhưng khi sử dụng các gia vị khác nhau sẽ cho ra những sản phẩm khác nhau" - bà Vân Anh lý giải.

Thị trường gia vị Việt: Nhỏ nhưng… có võ - Ảnh 2.

Bà Nguyễn Thị Vân Anh - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ và Sản xuất Trí Việt Phát, cho hay, thị trường gia vị Việt đang cạnh tranh rất khốc liệt...

Có hơn 170 mã sản phẩm gia vị được phủ khắp các hệ thống siêu thị trong nước, ông Nguyễn Trung Dũng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Dh Foods, cho biết doanh số năm 2021 của công ty đạt 150 tỷ đồng, tăng 61% so với năm 2020.

"Dh Foods có hơn 170 mã sản phẩm thuộc nhiều dòng nhưng các loại muối tôm, muối ớt vẫn bán chạy nhất", ông Dũng chia sẻ.

Bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội DN HVNCLC cho hay, thị trường gia vị tại Việt Nam tưởng nhỏ nhưng khi được đầu tư bài bản thì doanh nghiệp có thể dễ dàng kiếm cả trăm tỷ đồng mỗi năm chỉ từ việc bán lọ muối hay gói xốt cho các bà nội trợ.

Chính bởi sự hấp dẫn của thị trường này, trong thời gian qua có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các đơn vị làm gia vị của Việt Nam với các công ty đa quốc gia và với các sản phẩm ngoại nhập. Đây là thị trường cạnh tranh có thể không dễ thấy ở bề mặt nhưng thực tế đầy quyết liệt và sống động.

"Nếu ai có theo dõi thị trường gia vị thì sẽ thấy những tháng liên tiếp nhau thời gian qua, tương ớt của công ty này vượt lên, sau đó vài tháng lại có công ty kia vượt lên. Điều này cho thấy sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường. Nó cũng cho thấy sự lớn mạnh của thị trường gia vị của Việt Nam", bà Kim Hạnh dẫn chứng.

Đầy tiềm năng nhưng cũng lắm trắc trở

Bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội DN HVNCLC, nhận định, không chỉ có gia vị hầu hết các sản phẩm khác của Việt Nam hiện chưa có thương hiệu trên thị trường thế giới.

"Vì không có thương hiệu nên giá bán chưa thể tương xứng với giá trị. Để thay đổi hiện trạng này thì phải mất nhiều thời gian và đòi hỏi từng thương nhân và tất cả thương nhân cùng ý thức xây dựng", bà Kim Hạnh nói.

Kể về một kỷ niệm đầy tiếc nuối, bà Hạnh cho hay, có lần bà tôi đi ThaiFex có doanh nghiệp Thái nói đã xây nhà máy cung cấp cho người Mỹ sản phẩm phở Việt Nam đúng điệu Việt Nam.

"Tôi chúc mừng họ mà tím gan tím ruột vì đó là sản phẩm của người Việt mình mà", bà Hạnh nói và cho hay, nếu các thương gia biết bắt tay với nhau thì chúng ta có thể quảng bá, làm thương hiệu cho một dải sản phẩm rất rộng, từ gia vị đến các loại nông sản, thực phẩm xuất khẩu…

Ông Ngô Đình Dũng - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Giải pháp Quản trị Tổng thể I.S.M, chuyên gia thị trường cũng đánh giá, ngành gia vị Việt Nam còn sơ khai nên có tiềm năng rất lớn. Người tiêu dùng ngày nay thích sự tiện lợi nên đây là cơ hội của các DN chế biến.

Tuy nhiên, theo chuyên gia này, gia vị cũng như nhiều ngành nông sản khác, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu thô và chưa có thương hiệu. Do đó, việc gia công cho các thương hiệu nước ngoài cũng là cách để giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất trước khi gầy dựng được thương hiệu riêng…

"Tôi hy vọng nhà nước có thể dành ra một đội ngũ hùng hậu để nghiên cứu các loại gia vị và đưa ra một thứ tự ưu tiên đầu tư cho một số gia vị nào đó. Chẳng hạn, hỗ trợ cho công ty mì gói, đồ khô, thực phẩm ăn liền của Việt Nam.

Đây là một nguồn xuất khẩu rất lớn. Mì Acecook hiện đứng đầu trên thị trường xuất khẩu. Mì của Masan xuất khẩu ít hơn, nhưng có một con số đáng kể. Tôi theo dõi thấy những sản phẩm này có những cản trở rất vô lý…", bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội DN HVNCLC, chia sẻ thêm.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Kiểm soát chặt, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thương mại điện tử

Kiểm soát chặt, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thương mại điện tử

Để đảm bảo thị trường thương mại điện tử (TMĐT) kinh doanh được minh bạch và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả về quản lý nhà nước, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục trình Chính phủ sửa đổi bổ sung quy định pháp lý để kiểm soát chặt chẽ hoạt động TMĐT và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Các chuỗi cà phê giành "đất vàng" TP.HCM

Các chuỗi cà phê giành "đất vàng" TP.HCM

Khu vực quanh Bưu điện TP.HCM hay bến Bạch Đằng, bến Bình An đang có sự hiện diện của nhiều thương hiệu cà phê và trà sữa như %Arabica, Highlands Coffee, Katinat, Phê La...

Tạm thời thì cứ… thu phí

Tạm thời thì cứ… thu phí

TP.HCM chuẩn bị trở thành thành phố đầu tiên trên cả nước thu phí kẹt xe, nhằm hạn chế xe cá nhân vào khu vực trung tâm thành phố, bằng giải pháp thu phí xe vào giờ cao điểm.

400 USD một quả dứa - phép thử của nhà buôn trái cây hảo hạng

400 USD một quả dứa - phép thử của nhà buôn trái cây hảo hạng

Dứa Rubyglow - được lai tạo để có bề ngoài màu đỏ và vị ngọt đặc biệt - có giá 395,99 USD tại Melissa's Produce, một công ty bán trái cây và rau đặc sản có trụ sở tại California, Mỹ. Nhà phát triển loại trái cây này kỳ vọng vào “thị trường ngách” mà chỉ người giàu mới có ý định mua.

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT của ông Trương Gia Bình liên tục chinh phục định giá mới trong lịch sử hoạt động đã đưa vốn hoá của doanh nghiệp tăng cao. Các cổ phiếu công nghệ khác cũng đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư khi nhiều mã trong ngành bật tăng từ tháng 4, đẩy mặt bằng giá lên cao.

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.