Thứ hai, 20/05/2024

Thị trường chứng khoán lại "thăng hoa"

13/03/2024 4:13 PM (GMT+7)

VN-Index chốt phiên giao dịch hôm nay với mức tăng tới 25,51 điểm (2,05%) lên mốc 1.270,51 điểm. Thanh khoản thị trường ghi nhận con số tương đối cao khi đạt gần 30 nghìn tỷ đồng.

Thị trường chứng khoán lại "thăng hoa"- Ảnh 1.

VN-Index chốt phiên giao dịch hôm nay với mức tăng tới 25,51 điểm (2,05%) lên mốc 1.270,51 điểm. Nguồn: Vietstock

Phiên giao dịch hôm nay, nhìn chung tất cả các nhóm ngành đều giao dịch tích cực, đặc biệt là nhóm công ty chứng khoán với 4 sắc tím tại VIX, VDS, ORS và VCI, trong khi mã tăng thấp nhất là FTS cũng tăng hơn 2,1%.

Không chỉ khởi sắc về giá, nhóm công ty chứng khoán còn dẫn đầu về thanh khoản khi 3 mã có thanh khoản tốt nhất sàn HoSE đều là nhóm chứng khoán. Trong đó, VIX là mã có thanh khoản tốt nhất với 37,29 triệu đơn vị, chưa kể vẫn còn 908,6 nghìn đơn vị dư mua ở mức giá trần.

Tiếp đến là SSI với 35,79 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 4,55% lên 37.950 đồng; VND khớp 35,1 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 4,2% lên 23.550 đồng.

Trong khi đó, cổ phiếu VCI cũng tăng trần lên 51.600 đồng/CP với 13,47 triệu đơn vị trao tay, vẫn còn 914,8 nghìn đơn vị dư mua ở mức giá trần. ORS khớp 11,55 triệu đơn vị, còn dư mua giá trần (17.900 đồng) hơn 112.000 đơn vị.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng chỉ có EIB ngậm ngùi ở tham chiếu, còn lại đều tăng giá. Trong đó, tăng mạnh nhất là VIB tăng 3,52% lên 22.050 đồng, tiếp đến là ACB tăng 3,36% lên 27.650 đồng, MBB tăng 3,25% lên 23.850 đồng; có 8 mã tăng trên dưới 2%.

"Ông lớn" VCB cũng tăng 1,69% lên 96.000 đồng, là mã tác động tích cực nhất lên chỉ số VN-Index.

Nhìn chung, trong nhóm 10 cổ phiếu tác động tích cực nhất đến chỉ số VN-Index, có tới 6 mã nhóm ngân hàng, gồm: VCB, VPB, MBB, ACB, CTG và BID.

Xét về thanh khoản, STB là mã có lượng khớp lớn nhất 16,47 triệu đơn vị, đóng cửa tăng gần 2% lên 30.850 đồng. Tiếp sau là 3 mã EIB, MBB và SHB với tổng khớp trên dưới 15 triệu đơn vị.

Thị trường chứng khoán lại "thăng hoa"- Ảnh 2.

Các mã cổ phiếu tác động lớn đến chỉ số VN-Index phiên hôm nay. Nguồn: Vietstock

Nhóm bất động sản, xây dựng cũng chỉ có 6 sắc đỏ, trong khi có 2 sắc tím là CTD và VRC, còn lại là sắc xanh. Trong khi đó, NVL là mã có thanh khoản tốt nhất nhóm với 19,86 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 2,48% lên 16.550 đồng. DIG khớp 14,82 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 2,47% lên 27.000 đồng.

Trong nhóm thép, cũng chỉ có DTL đứng tham chiếu, còn lại đều tăng, trong đó tăng mạnh nhất là HSG tăng 3,43% lên 22.600 đồng; tiếp đến là NKG tăng 2,98% lên 24.200 đồng, TLH tăng 2,3% lên 8.400 đồng.

"Ông lớn" HPG cũng tăng 1,99% lên 30.800 đồng, khớp lớn nhất nhóm với 29,37 triệu đơn vị.

Trong nhóm VN30, chỉ có duy nhất VJC giảm nhẹ, còn lại đều tăng, trong đó tăng mạnh nhất là FPT tăng 4,56% lên 117.000 đồng. Các mã khác như MSN cũng tăng 2,8% lên 80.900 đồng, khớp hơn 7 triệu đơn vị; VRE tăng 2,78% lên 25.900 đồng, khớp hơn 8 triệu đơn vị…

Trong phiên chiều, tâm điểm vẫn là mã VTP của của Viettel Post khi dòng tiền vào ồ ạt nhanh chóng đẩy thị giá VTP tăng kịch trần lên lập đỉnh mới tại mức 83.800 đồng/cp. Đáng chú ý, dù ở mức giá cao nhất lịch sử (đã điều chỉnh) nhưng cổ phiếu này vẫn "cháy hàng", dư mua giá trần vẫn còn hơn 310,4 nghìn đơn vị tính đến cuối phiên giao dịch chiều 13/3.

Cổ phiếu VTP liên tục tăng nóng đưa giá trị vốn hóa thị trường của Viettel Post lập kỷ lục hơn 10.205 tỷ đồng, gấp 3,5 lần thời điểm một năm trước.

Cũng gây chú ý không kém là mã cổ phiếu DGC của Công ty CP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang khi cổ phiếu này duy trì sắc tím đến cuối phiên, xác lập kỷ lục trong lịch sử niêm yết của doanh nghiệp ở mức giá 127.200 đồng/cp với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 3,8 triệu đơn vị và dư mua trần 542,5 nghìn đơn vị. Với mức giá hiện tại, vốn hóa của Tập đoàn này đã vượt mức 48.300 tỷ đồng.

Phiên giao dịch bùng nổ của DGC diễn ra trong bối cảnh Tập đoàn Hóa chất Đức Giang vừa hé lộ kế hoạch thương mại hóa pin lithium iron phosphate (LFP) - loại pin thế hệ mới và đóng vai trò then chốt trong việc phát triển các dòng xe điện hiện nay. Theo đó, doanh nghiệp kỳ vọng sẽ bán được pin LFP kể từ năm 2025.

Chốt phiên, VN-Index tăng 25,51 điểm (+2,05%), lên 1.270,51 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 982,2 triệu đơn vị, giá trị 26.292,4 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 91,9 triệu đơn vị, giá trị 2.709,6 tỷ đồng.

Trong khi đó, trên HNX, chốt phiên giao dịch hôm nay chỉ số HNX-Index tăng 4,17 điểm (+1,78%), lên 238,2 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 109,9 triệu đơn vị, giá trị 2.264,2 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 2,5 triệu đơn vị, giá trị 68 tỷ đồng.

Còn trên UPCoM, chốt phiên hôm nay, chỉ số UPCoM-Index tăng 0,76 điểm (+0,84%), lên 91,53 điểm với 219 mã tăng và chỉ có 73 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 50,6 triệu đơn vị, giá trị 651,7 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 3,6 triệu đơn vị, giá trị 105,9 tỷ đồng.

Hôm qua (12/3), Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hoàn thành đợt phát hành tín phiếu trên kênh thị trường mở, với tổng khối lượng gần 15.000 tỷ đồng, vẫn là kỳ hạn 28 ngày, lãi suất 1,4%/năm. Như vậy sau 2 phiên, NHNN đã hút về gần 30.000 tỷ đồng ra khỏi hệ thống ngân hàng qua kênh tín phiếu.

Nhìn chung, động thái hút tiền của NHNN không có tác động quá nhiều tới thị trường chứng khoán nhưng lại hiệu quả trong việc điều tiết tỷ giá. Theo đó, trong 2 ngày 11-12/3, tỷ giá USD trên thị trường tự do và tại các ngân hàng thương mại đã hạ nhiệt đáng kể.

Cụ thể tại Vietcombank, giá USD đang được niêm yết ở mức 24.460-24.800 đồng, giảm khoảng 40 đồng so với cuối tuần trước.

Trên thị trường tự do, giá USD hôm nay cũng quay đầu giảm. Hiện giá mua vào USD phổ biến ở mức 25.480 đồng, giảm khoảng 20 đồng so với hôm qua. Trong khi đó giá bán ra giảm mạnh 100 đồng xuống còn khoảng 25.600 đồng.

Trước đó, giá bán ra USD trên thị trường tự do ngày 11/3 lên tới 25.700 đồng, tăng tới 1.000 đồng so với cuối năm 2022, tương đương tăng 4%.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

Hiện có bốn ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu, gồm: Ngân hàng Đông Á (DongABank), Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank) và Dầu khí toàn cầu (GPBank). Các ngân hàng này cũng đang được NHNN kiểm soát đặc biệt.

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều công ty trên sàn chứng khoán như FPT, Nhựa Tiền Phong, Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, Cơ khí và khoáng sản Hà Giang đang nằm trong danh sách 31 doanh nghiệp thoái vốn đợt 2/2024 của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Nhiều nhà đầu tư lo ngại bị "bỏ rơi" vì vẫn đang đứng ngoài quan sát khi VN-Index tăng một mạch hơn 100 điểm chỉ trong thời gian ngắn

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa quyết định chuyển 2 mã cổ phiếu DAG và TNA từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch, bắt đầu vào ngày 24/5/2024.

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Đến hết năm 2025, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC sẽ giảm từ 95,44% xuống mức hơn 65% theo quyết định của Chính phủ. Becamex đang trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 4.700 ha.

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trên thị trường trái phiếu khi hoạt động phát hành bắt đầu sôi động trở lại. Dù vậy, thị trường vẫn trong cảnh “vàng thau lẫn lộn” khi lượng trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm ở mức thấp.