Thứ sáu, 17/05/2024

Bất động sản TP.HCM sẽ thế nào khi thí điểm cơ chế đặc thù phát triển thành phố?

27/06/2023 5:57 PM (GMT+7)

Với riêng nhà ở xã hội, TP.HCM sẽ tháo gỡ được vướng mắc về đất để phát triển nhà ở xã hội, phê duyệt quy hoạch, bố trí quỹ đất, chủ đầu tư cũng sẽ được khắc phục những bất cập.

Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), "Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM" vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/8 tới đây, sẽ tạo điều kiện cho TP phát triển bứt phá. Trong đó nổi bật nhiều nội dung quan trọng ở lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân sách, quản lý đất đai, quy hoạch và tổ chức bộ máy với đặc thù "thành phố trong thành phố".

Thị trường bất động sản TP.HCM sẽ thế nào khi thí điểm cơ chế đặc thù phát triển thành phố? - Ảnh 1.

Người dân TP.HCM kỳ vọng sẽ có sự chuyển biến mọi mặt cho TP khi thí điểm cơ chế đặc thù phát triển thành phố. Ảnh: VGP

Một số điểm nhấn đặc sắc, theo HoREA là cho phép TP.HCM thí điểm thực hiện dự án đầu tư theo Hợp đồng BT; cho phép được quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 500 ha phù hợp với quy hoạch; hay được chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội  với nhiều thay đổi so với trước.

"Điểm nhấn" đầu tiên mà HoREA quan tâm là về cơ chế "thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông (TOD)". Đây là mô hình phát triển đô thị đã được áp dụng thành công tại nhiều nước trên thế giới.

Theo đó, Nghị quyết cho phép HĐND TP.HCM quyết định sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với các dự án đầu tư theo đồ án thiết kế đô thị riêng, đồ án quy hoạch đô thị vùng phụ cận các nhà ga thuộc các tuyến đường sắt đô thị, vùng phụ cận các nút giao thông dọc Vành đai 3, thuộc địa phận TP.HCM, để thu hồi đất, chỉnh trang, phát triển đô thị,  tái định cư, tạo quỹ đất để đấu giá lựa chọn nhà đầu tư các dự án phát triển đô thị.

Đối với vùng phụ cận các nhà ga, các nút giao thông thì UBND TP được quyết định điều chỉnh mật độ xây dựng, chỉ tiêu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, nhưng phải bảo đảm đáp ứng về hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị và các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc.

Thị trường bất động sản TP.HCM sẽ thế nào khi thí điểm cơ chế đặc thù phát triển thành phố? - Ảnh 2.

Những vướng mắc về "đất để phát triển nhà ở xã hội" cho TP.HCM sẽ được tháo gỡ phù hợp. Ảnh: VnEconomy

Theo cơ chế này, TP.HCM vừa tạo được quỹ đất để tái định cư tại chỗ cho người có đất bị thu hồi, vừa tạo được quỹ đất để đấu giá đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất, để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có các dự án thuộc lĩnh vực văn hoá, thể dục thể thao, y tế, giáo dục, mà người dân được thụ hưởng.

Điểm nhấn thứ 2 là cho phép TP.HCM được thí điểm dự án đầu tư theo Hợp đồng BT đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội, chất lượng công trình dự án, không gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Việc cho phép TP.HCM thí điểm thực hiện dự án đầu tư theo Hợp đồng BT thanh toán bằng tiền ngân sách nhà nước, nhằm huy động nguồn lực xã hội hoá từ các thành phần kinh tế, để thực hiện các công trình kết cấu hạ tầng đô thị, giao thông (hình thức đầu tư này đã dừng thực hiện  từ tháng 1/2021 - ngày Luật PPP có hiệu lực).

Một điểm nhấn đáng quan tâm là TP.HCM được quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 500 ha phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Điều này tạo điều kiện cho TP chủ động quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để có thể hình thành các khu công nghiệp, khu công nghệ cao quy mô lớn, nhằm đón đầu dòng vốn đầu tư nước ngoài chất lượng cao, và cũng nhằm thực hiện Nghị quyết số 80 ngày 19/06/2018 của Chính phủ, cho phép chuyển đổi 26.000 ha đất nông nghiệp tại TP.HCM thành đất sản xuất, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đô thị.

Thị trường bất động sản TP.HCM sẽ thế nào khi thí điểm cơ chế đặc thù phát triển thành phố? - Ảnh 3.

TP.HCM được quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 500 ha phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng. Ảnh minh họa: VnEconomy

Theo tính toán của các chuyên gia, thì 1 ha đất nông nghiệp của TP chỉ làm ra được giá trị khoảng 500 triệu đồng/năm, trong lúc 1 ha đất sản xuất, công nghiệp, thương mại dịch vụ, đô thị làm ra giá trị khoảng 55 tỷ đồng/năm, tức gấp 100 lần.

 Đặc biệt, "Nghị quyết" cho phép TP.HCM được chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội, với trường hợp quy hoạch chưa phù hợp thì cho phép thực hiện việc chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy hoạch chung, và chỉ tiêu về hệ số sử dụng đất hoặc mật độ xây dựng theo quy định về nhà ở xã hội.

Đồng thời, vướng mắc về "đất để phát triển nhà ở xã hội" được tháo gỡ phù hợp. Theo đó, UBND TP.HCM được phê duyệt quy hoạch, bố trí quỹ đất nhà ở xã hội ở vị trí khác tương đương về quy mô, ngoài phạm vi dự án nhà ở thương mại.

Chủ đầu tư tổ chức xây dựng nhà ở xã hội tại vị trí được quy hoạch hoán đổi và hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai, khắc phục được "bất cập" của Nghị định 49/2021/NĐ-CP không cho phép hoán đổi, bố trí quỹ đất nhà ở xã hội ở vị trí khác.

Với những "điểm nhấn" đặc biệt này, giới kinh doanh bất động sản TP.HCM kỳ vọng sẽ có sự chuyển biến mọi mặt cho TP.

Tuy nhiên, theo HoREA, hiện nay bảng giá đất của TP. HCM chưa thu thập được thông tin thị trường đầy đủ, chính xác, cập nhật theo thời gian thực, chưa xây dựng được giá đất đến từng thửa đất, nên rất khó đáp ứng yêu cầu "Bảng giá đất đã thu thập thông tin thị trường và xây dựng đến từng thửa đất" của "Nghị quyết", để Thành phố xây dựng và ban hành hệ số điều chỉnh giá đất phù hợp với tình hình thực tiễn áp dụng tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với tất cả các khu đất, thửa đất...

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Sở Công Thương TP.HCM hôm nay 17/5 tổng kết kết quả về hợp tác thúc đẩy năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau 5 năm tại thành phố.

TP.HCM: Tạm giữ hơn 700 nhẫn, dây chuyền, lắc tay không rõ nguồn gốc

TP.HCM: Tạm giữ hơn 700 nhẫn, dây chuyền, lắc tay không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng tại thành phố và tạm giữ 719 sản phẩm vi phạm.

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024 thay vì chỉ đến cuối tháng 6/2024.

Thủ tướng: Xử lý nghiêm sai phạm trên thị trường vàng

Thủ tướng: Xử lý nghiêm sai phạm trên thị trường vàng

Xử lý nghiêm sai phạm trên thị trường vàng, không để tỉ giá ảnh hưởng kinh tế vĩ mô; huy động ngay 100 nghìn tỷ đồng phục vụ các dự án trung hạn giai đoạn 2021-2025. Đây là một số yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Thí điểm cho thuê vỉa hè 11 tuyến đường ở quận 1, dự kiến thu hơn 400 triệu

Thí điểm cho thuê vỉa hè 11 tuyến đường ở quận 1, dự kiến thu hơn 400 triệu

Sau 1 tuần triển khai thí điểm cho thuê vỉa hè 11 tuyến đường trên địa bàn quận 1, đã có 92 trường hợp đăng ký thuê vỉa hè. Tổng số phí dự kiến (tạm tính khi người dân đăng ký) là 431.170.500 đồng.

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Trước tình hình giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và đại diện Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đã có lý giải tại buổi họp báo.