Thứ tư, 24/04/2024

Thị trường bất động sản ĐBSCL chồng chất khó khăn

19/09/2021 7:00 AM (GMT+7)

“Đóng băng”, không thể triển khai thi công dự án, không phát sinh giao dịch là tình trạng chung của thị trường bất động sản (BĐS) TP Cần Thơ nói riêng và nhiều tỉnh thành khu vực ĐBSCL nói chung trong giai đoạn dịch COVID-19 đang còn diễn biến phức tạp, khó lường.

Diễn biến của thị trường BĐS tiếp tục phụ thuộc vào các biện pháp giãn cách xã hội để phòng, chống dịch và thử thách sức chịu đựng của các nhà đầu tư.

Thị trường bất động sản ĐBSCL chồng chất khó khăn  - Ảnh 1.

Đường Nguyễn Trãi, một trong những tuyến đường sầm uất tại nội ô TP Cần Thơ trở nên trầm lắng khi hầu hết các cửa hàng đều đóng cửa tuân thủ Chỉ thị 16/CT-TTg.


Năm 2020, thị trường BĐS tại TP Cần Thơ chịu tác động từ dịch COVID-19 và rơi vào tình trạng trầm lắng. Đến cuối năm 2020, thị trường dần khởi sắc trở lại với nhiều kỳ vọng hơn ở năm 2021. Tuy nhiên kịch bản dự báo đã thay đổi khi làn sóng COVID-19 lần thứ tư bùng phát ở nhiều tỉnh, thành. Đối với nhà đầu tư có vốn nhàn rỗi, có sẵn nguồn tiền, giãn cách xã hội chính là thời điểm quan sát diễn biến của thị trường, nắm bắt cơ hội nhắm sẵn sản phẩm phù hợp với “khẩu vị” đầu tư của mình, tìm những sản phẩm có khả năng mua được với giá tốt và tính thanh khoản cao khi thị trường khôi phục trở lại. Hiện nay, Cần Thơ tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg khiến các hoạt động giao dịch BĐS trực tiếp không thể nào thực hiện được. Nếu có chỉ là các giao dịch, đặt cọc, chuyển khoản dựa trên sự tin tưởng giữa người mua và người bán. Tuy nhiên với tài sản giá trị như BĐS, đây không phải là lựa chọn phù hợp với nhiều người.

Ông Lê Phương Đông, Trưởng Văn phòng Đại diện Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam khu vực ĐBSCL, cho biết: Thị trường BĐS tại TP Cần Thơ có mức giá tương đối thấp so với nhiều thành phố lớn khác, khách hàng chủ yếu là người dân các tỉnh lân cận trong khu vực ĐBSCL, mua nhà cho con đi học, mua sản phẩm để an cư, hoặc có mua đầu tư cũng không có tình trạng mua gom hàng với số lượng lớn. Do đó, tình trạng BĐS biến động giảm giá sâu trong mùa dịch chưa nghiêm trọng như ở nhiều địa phương khác. Những trường hợp rao bán giảm giá chủ yếu là giảm so với mức giá kỳ vọng đã rao trước đây hoặc rao bằng với giá gốc tại thời điểm mua nếu đang chịu áp lực lãi vay ngân hàng. Trên thị trường có xuất hiện một số giao dịch đặt cọc chuyển khoản khi bên mua và bên bán là người quen từ trước với một bên cần tiền để trang trải các khoản vay và một bên có sẵn nguồn tiền. Việc hoàn tất thủ tục mua bán sẽ tiếp  tục thực hiện khi qua giai đoạn giãn cách. Theo ông Đông, giai đoạn hiện nay, các sàn môi giới BĐS gặp nhiều khó khăn do chủ đầu tư không triển khai dược dự án, nên không có sản phẩm để chào bán. Các sàn còn gánh áp lực thuê mặt bằng, trả lương cơ bản cho lực lượng môi giới. Nhưng mức lương này cũng chỉ mang tính chất hỗ trợ phần nào.

Theo Hội Môi giới BĐS Việt Nam khu vực ĐBSCL, cuối tháng 8 vừa qua, Hội môi giới BĐS Việt Nam đã tổ chức khảo sát ý kiến hội viên và tổng hợp đưa ra đề xuất với các cơ quan chức năng liên quan, nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho các sàn môi giới, giao dịch. Những đề xuất này tập trung một số nội dung như bổ sung nhóm ngành BĐS trong đó có ngành dịch vụ môi giới BĐS được hưởng các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước; cho phép các sàn giao dịch được hoãn, giãn thời hạn nộp các khoản thuế phải nộp, giảm 50% thuế thu nhập cho doanh nghiệp sàn giao dịch BĐS có phát sinh từ tháng 5 đến hết năm 2021 để có điều kiện sớm phục hồi hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, Hội cũng đề xuất các ngân hàng giảm tiến độ trả nợ, điều chỉnh lãi suất hợp lý. Các bộ ngành, địa phương tháo gỡ vướng mắc trong giải quyết thủ tục hành chính cho các dự án đầu tư BĐS làm tăng nguồn cung cho thị trường và kíc‌h thí‌ch hoạt động đầu tư toàn xã hội. Để đồng hành, hỗ trợ các sàn giao dịch, nhà môi giới BĐS, Hội cũng đề nghị các chủ dự án hỗ trợ, tạo điều kiện, không phạt hợp đồng nếu các sàn không thực hiện đúng cam kết tiến độ bán hàng do thực hiện giãn cách xã hội. Các đơn vị, cá nhân cho thuê mặt bằng có thể hỗ trợ một phần tiền nhà, hoặc giãn nộp tiền thuê trong thời gian giãn cách xã hội.

Trong giai đoạn giãn cách xã hội, các dự án đầu tư công và dự án đầu tư của khu vực tư nhân đều tạm ngưng hoạt động. Điều này làm ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án và hệ lụy phía sau là đối với những sản phẩm thanh toán theo tiến độ, nếu thời gian thi công kéo dài, chủ đầu tư khó có thể thực hiện đúng theo cam kết đã ký. Đó là chưa kể đối với khách hàng có xu hướng mua lướt sóng, ký hợp đồng chi trả theo giai đoạn để tìm khách hàng khác sang nhượng lại chắc chắn sẽ khó tìm được đầu ra. Nếu khả năng tài chính không mạnh, có vay nợ ngân hàng, nhà đầu tư thứ cấp sẽ thêm phần khó khăn.

Theo ông Ðỗ Hoàng Thọ, Trưởng Phòng Quản lý nhà và thị trường BĐS, Sở Xây dựng TP Cần Thơ, các lĩnh vực kinh tế đều chịu tác động của đại dịch COVID-19 và thị trường BĐS cũng trong tình trạng “cảm cúm”, chưa có “lá chắn” vaccine để phòng dịch. Tác động của đại dịch lên lĩnh vực BĐS khiến các nhà đầu tư khó khăn hơn, mức độ ảnh hưởng ra sao đến thị trường thường sẽ có độ trễ nhất định mới thấy rõ được. Hiện nay, các dự án khu đô thị tạm ngưng hoạt động, không dự án nào có tiến độ. Các chủ đầu tư chủ yếu tập trung thực hiện các thủ tục cần thiết rồi thông báo, hứa hẹn với người mua. Muốn khôi phục lại các dự án phải chờ tình hình dịch bệnh được kiểm soát, các đơn vị cung ứng vật tư xây dựng quay trở lại hoạt động, các công trình đảm bảo an toàn phòng, chống dịch được phép thi công trở lại. Khi tiến độ của các dự án chậm trễ so với các cam kết trong hợp đồng, quan hệ mua bán, thanh toán theo tiến độ và bàn giao sản phẩm giữa nhà đầu tư, nhà đầu tư thứ cấp sẽ còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Ngành chức năng chỉ hỗ trợ thông tin, cảnh báo bởi đây chủ yếu là giao dịch dân sự giữa các bên nhưng rất cần những chính sách vĩ mô kịp thời, phù hợp thực tế để tháo gỡ những vướng mắc của thị trường trong giai đoạn hiện nay cũng như sau dịch COVID-19.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Mê mẩn với mẫu nhà vườn 'chữa lành'

Mê mẩn với mẫu nhà vườn 'chữa lành'

Ngôi nhà được gia chủ ví như một khu nghỉ dưỡng tại gia, là nơi "chữa lành" cho tâm hồn khi mọi không gian được bao quanh bởi cây xanh, đảm bảo sự riêng tư và yên tĩnh.

Chuyên gia: Nếu TP.HCM chặt hơn 400 cây xanh vì metro, phải trồng lại gấp đôi

Chuyên gia: Nếu TP.HCM chặt hơn 400 cây xanh vì metro, phải trồng lại gấp đôi

Ý kiến trên được chuyên gia quy hoạch và kiến trúc đô thị đưa ra sau khi có thông tin chặt hạ hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2 ở TP.HCM

Việt Nam có 2 Cảng hàng không vào Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Việt Nam có 2 Cảng hàng không vào Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Tổ chức Quốc tế Skytrax vừa công kết quả xếp hạng các sân bay trên thế giới năm 2024; trong đó, Việt Nam có 2 Cảng hàng không được vinh danh trong “Top 100 sân bay tốt nhất thế giới” là Cảng HKQT Nội Bài và Cảng HKQT Đà Nẵng.

Bình Dương sẽ thành đầu mối logistics quan trọng của vùng

Bình Dương sẽ thành đầu mối logistics quan trọng của vùng

Bình Dương xem dịch vụ logistics là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển, giai đoạn 2024 - 2030, góp phần chuyển dịch tỷ lệ dịch vụ trong cơ cấu kinh tế năm 2025 đạt 28%.

Lý do lãnh đạo tỉnh Đồng Nai ra thời hạn cho Tổng Công ty Tín Nghĩa

Lý do lãnh đạo tỉnh Đồng Nai ra thời hạn cho Tổng Công ty Tín Nghĩa

UBND tỉnh Đồng Nai không thể để Tổng Công ty Tín Nghĩa tiếp tục làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án nhiệt điện LNG đầu tiên tại Việt Nam – nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 tại Đồng Nai. Theo kế hoạch, Nhơn Trạch 3 và 4 sẽ lần lượt vận hành vào cuối năm 2024 và giữa năm 2025.

TP.HCM yêu cầu chấn chỉnh hoạt động quảng cáo ngoài trời

TP.HCM yêu cầu chấn chỉnh hoạt động quảng cáo ngoài trời

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị vị liên quan làm rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương để xảy ra những công trình quảng cáo ngoài trời không đúng quy định đề xuất xử lý nhằm chấn chỉnh.