Thứ ba, 07/05/2024

Thế giới xuồng ghe Nam bộ

16/02/2024 12:18 PM (GMT+7)

Từ thế kỷ 17, các thế hệ lưu dân người Việt, cùng với sự tham gia của người Hoa, người Khmer đã cải tạo mạng lưới sông ngòi tự nhiên và đào mới nhiều kênh rạch để khai phá vùng châu thổ Nam bộ.

Đây chính là nền tảng cho sự phát triển của hệ thống thủy lợi - giao thông phục vụ cho vựa lúa lớn nhất cả nước trong suốt gần 400 năm qua.

Tuy nhiên, chỉ khi người Việt đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), để khai thác hệ thống sông ngòi chằng chịt hiệu quả hơn, họ đã ra sức nạo vét, khai rạch, đào kênh để dẫn nước vào các cánh đồng, đồng thời tạo những thủy lộ thuận tiện cho việc di chuyển, buôn bán.

Cố nhà văn Sơn Nam nhận định, không chỉ những dòng kênh đi mở cõi, cách đây chừng vài chục năm, hàng trăm tuyến kênh ở vùng sâu hơn, xa hơn của biên giới Đồng Tháp Mười cũng được đào đắp, hệ thống lại. Chính những dòng kênh này đã góp phần biến cả dải đất hoang vu Đồng Tháp Mười thành một vựa lúa lớn nhất cả nước và đó cũng là cột mốc biến Việt Nam từ nước thường xuyên thiếu gạo, trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất nhì thế giới cho tới tận ngày nay.

Thế giới xuồng ghe Nam bộ- Ảnh 1.

Xuồng ghe trên sông Hậu. Ảnh: Nguyễn Minh Tú

Khi đến đây khai khẩn, để thích nghi với môi trường, tổ tiên người Nam bộ đã tạo ra nếp sinh sống, tập quán mới, từ đó hình thành đặc trưng của vùng địa sinh thái nhân văn sông nước. Nét nổi bật của đời sống văn minh sông nước là thế giới phong phú các loại phương tiện giao thông thủy, như: xuồng, ghe, vỏ lãi, tàu và bắc (phà)… Trong mỗi loại lại có những dạng khác nhau để thích nghi với đặc trưng sông rạch của từng vùng.

Huỳnh Tịnh Của định nghĩa: "Ghe nhỏ, ghe làm chơn, thường dòng theo ghe lớn". Về xuồng, có các loại phổ biến như xuồng ba lá, xuồng năm lá, tam bản, xuồng vỏ gòn, xuồng chèo, xuồng máy… Phổ biến nhứt là xuồng ba lá, loại này nhẹ, di chuyển linh hoạt cả trên sông rạch và trên đồng ruộng. Gọi xuồng ba lá vì nó được ghép từ ba tấm ván gỗ lớn, khá mỏng, một tấm làm đáy, hai tấm làm be, cố kết với bộ khung gỗ gọn nhẹ, gọi là cong xuồng.

Cao độ bình quân của đồng bằng sông Cửu Long so với mực nước biển là 2,5 mét, nên việc tranh chấp mặn ngọt diễn ra từng giờ, trên từng đoạn sông, trong từng con nước. Muốn trồng lúa, làm vườn phải giữ được nước ngọt. Giải pháp khôn ngoan được người khẩn hoang áp dụng, là đắp đập. Đắp đập là ngăn sông, ngăn kinh rạch để giới hạn sự xâm nhập mặn, có nơi quanh năm, có nơi theo mùa. Xuồng ghe khi đến đập, muốn đi tiếp, phải kéo qua. Ghe lớn không thể kéo. Xuồng nặng quá cũng không thể. Chỉ có xuồng ba lá là kéo đập dễ dàng. Ưu thế này làm cho chiếc xuồng ba lá thành phương tiện đi lại phổ biến trên các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Hậu Giang.

Xuồng năm lá được ghép thành từ năm tấm ván loại khá dày với bộ khung chắc chắn. So với xuồng ba lá, xuồng năm lá rộng hơn, chiều dài ngắn hơn, có dáng hơi bầu, chở được nhiều, đi đằm và tuổi thọ cũng dài hơn. Còn có nhiều tên gọi khác như xuồng Cui Bà Đài, xuồng Năm Quăng… do những nơi sản xuất khác nhau, kiểu dáng cũng có điều chỉnh cho thích hợp với sông nước từng vùng, nhưng cơ bản kết cấu và tính năng sử dụng như nhau.

Thế giới xuồng ghe Nam bộ- Ảnh 2.

Ghe hàng mùa xuân. Ảnh: baotintuc.vn

Dân Nam bộ không gọi thuyền mà gọi ghe, có lẽ xuất phát từ những chiếc ghe bầu của người Thuận - Quảng vào khai mở đất này cách nay hơn ba trăm năm. Ghe là phương tiện chuyên vận chuyển hàng hóa, có nhiều kích cỡ, thường có sức chở từ một vài tấn đến hơn trăm tấn. Dù lớn hay nhỏ, về hình dáng, chiếc ghe trên sông nước Nam bộ thường giống nhau: ngắn chiều dài, rộng chiều ngang, lòng ghe sâu hình bầu dục… Ngày xưa, ghe được điều khiển di chuyển bằng chèo và buồm. Ngày nay tất cả đều gắn động cơ. Dù hệ thống đường bộ của khu vực đang phát triển rất nhanh, đã có gần chục chiếc cầu hiện đại bắc qua sông Cửu Long, tuy vậy vận tải đường thủy khu vực vẫn còn đảm nhiệm hơn 60 % tổng lượng hàng hóa.

Ở Nam bộ từ lâu có nhiều lò đóng ghe nổi tiếng, thành ra những trường phái riêng, có thể kể như: ghe Bình Đại, ghe Cần Đước, ghe Bà Rịa, ghe Phú Quốc… Trước 1945, tại Bình Đại (Bến Tre) có các trại ghe Bắc Hải ở Thọ Phú và ghe Đông Hải ở Phước Thuận chuyên đóng những ghe cửa lớn vận chuyển hàng hóa đi buôn với các tỉnh cực Nam Trung bộ, nổi tiếng một thời. Thợ thủ công (phần lớn gốc ngũ Quảng) ở Vũng Luông (Thọ Phú - Thới Thuận) và vàm Bà Khoai là những nơi có tay nghề cao.

Ở các thị trấn, thị tứ đông dân cư ở miền Tây còn có đò: đò đạp, đò dọc đưa rước khách đi lại như xe buýt ngày nay. Chiếc đò thường được thiết kế thành 2 tầng. Tầng dưới được che kín, chủ yếu để chở hàng hóa. Tầng trên thông thoáng, dùng để thường ngoạn cảnh sông nước. Cố soạn giả cải lương Tư Trang (tức Trần Hữu Trang) từng có thời gian làm phu đò chở khách từ Hương Điểm đi tỉnh lỵ Bến Tre.

Ghe xuồng đã tạo nên một phương thức sinh hoạt kinh tế mang đậm dấu ấn của văn minh sông nước miền Tây Nam bộ, đó là chợ nổi. Với chợ nổi người miền Tây đã tạo cho mình một phong cách sinh hoạt riêng, phù hợp với văn hóa và điều kiện tự nhiên đặc thù của vùng đất này.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Phân bón Cà Mau: Đón nhận nhiều tình cảm từ chương trình “Tham quan nhà máy - Gặt hái mùa vàng”

Phân bón Cà Mau: Đón nhận nhiều tình cảm từ chương trình “Tham quan nhà máy - Gặt hái mùa vàng”

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) đã một lần nữa khẳng định vị thế của một doanh nghiệp lớn trong ngành và tạo ra ấn tượng sâu sắc với gần 1.700 nông dân và đại lý từ khắp cả nước thông qua giai đoạn 1 chương trình “Tham quan nhà máy - Gặt hái mùa vàng 2024".

Trung tâm Y học Thể thao Vinmec được công nhận xuất sắc theo chuẩn châu Á

Trung tâm Y học Thể thao Vinmec được công nhận xuất sắc theo chuẩn châu Á

Ngày 6/5, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City chính thức được công nhận là Trung tâm y học thể thao xuất sắc theo chuẩn của Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC).

'Chuyến bay ma' khiến một hãng hàng không mất 79 triệu USD

'Chuyến bay ma' khiến một hãng hàng không mất 79 triệu USD

Qantas Airways, hãng hàng không quốc gia Úc, đã đồng ý chi ra 120 triệu đô-la Úc (79 triệu USD) để giải quyết cho hành vi lừa dối khách hàng vì đã bán hàng ngàn vé cho "các chuyến bay ma".

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.

Kiến nghị mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây lên 10 làn xe

Kiến nghị mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây lên 10 làn xe

Ngày 6/5, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, tỉnh vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ đề nghị lựa chọn phương án mở rộng dự án cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành (thuộc cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây) với quy mô 10 làn xe.

Cadillac "quay xe" với kế hoạch sản xuất xe thuần điện

Cadillac "quay xe" với kế hoạch sản xuất xe thuần điện

Cadillac, thương hiệu xe sang tiêu biểu cho ngành ô tô Mỹ, đang cài số lùi cho kế hoạch phát triển xe thuần điện vì sẽ kéo dài thời gian cho xe lai hybrid giữa động cơ đốt trong và điện.