Chủ nhật, 19/05/2024

Tháo gỡ khó khăn nội tại để chuyển sang xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc

31/03/2022 11:00 AM (GMT+7)

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, những khó khăn nội tại như sản xuất manh mún, nhỏ lẻ đang cản trở việc hàng hóa Việt Nam xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc.

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, 3 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu nông sản đạt 7,2 tỷ USD, tăng trưởng 19% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, tình hình tiêu thụ nông sản vẫn gặp một số khó khăn ở một số nhóm hàng và một số thời điểm cụ thể. Cụ thể, từ cuối năm 2021 tới nay, mặt hàng trái cây, nông sản xuất khẩu qua các cửa khẩu đường bộ biên giới sang Trung Quốc nhiều lần ùn ứ.

Do đó, Bộ Công Thương đã thành lập Ban chỉ đạo giải quyết vấn đề ùn tắc nông sản tại các cửa khẩu biên giới do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng ban, đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục chức năng thuộc Bộ là thành viên.

Tháo gỡ khó khăn nội tại để chuyển hướng xuất khẩu chính ngạch Trung Quốc - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại buổi họp báo chiều 30/3. (Ảnh: Thanh Phong)

"Qua các kênh của các Vụ, Cục thuộc Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan, cũng như các cơ quan hữu quan của phía Trung Quốc, Bộ Công Thương đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh tác động đến vấn đề này nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc", ông Trần Thanh Hải chia sẻ.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn doanh nghiệp thay đổi phương thức giao nhận và tận dụng các phương thức khác ngoài đường bộ như đường sắt, đường biển để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc.

"Tại thời điểm này, số lượng xe hàng còn nằm ở khu vực biên giới đã giảm đi rất nhiều. Việc giảm này do một mặt, chính sách chống dịch của Trung Quốc chưa thay đổi làm khả năng thông quan bị giảm đi nhiều, khiến doanh nghiệp hạn chế đưa hàng lên cửa khẩu. Một mặt do các doanh nghiệp nhận thức được cần thay đổi phương thức vận chuyển, phương thức giao hàng hóa. Do vậy số lượng xe tại thời điểm này còn ùn tắc ở cửa khẩu Lạng Sơn còn khoảng hơn 1.000 xe", ông Hải thông tin.

Nói về những khó khăn khi khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển sang hình thức xuất khẩu chính ngạch, ông Trần Thanh Hải cho rằng, hoạt động thương mại biên giới vẫn tồn tại với những ưu điểm riêng.

"Trong một thời gian, đây vẫn là phương thức mà các địa phương, doanh nghiệp có thể sử dụng. Tuy nhiên, để cân đối tỷ lệ và phát huy hiệu quả của các phương thức này trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp, trao đổi với các hiệp hội, địa phương", ông Hải cho hay.

Nói thêm về tình trạng ùn ứ nông sản xuất khẩu Trung Quốc "đến hẹn lại lên", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhận định, một trong những nguyên nhân lớn là sự manh mún trong hoạt động sản xuất kinh doanh, sự phối hợp giữa doanh nghiệp, nhà sản xuất, nông dân… còn nhiều bất cập.

"Việt Nam là một trong những nước có xuất khẩu tăng trưởng cao, muốn có sự tăng trưởng như vậy thì làm chính ngạch phải tốt nhưng vẫn còn tồn tại hoạt động xuất khẩu tiểu ngạch. Đây là cả 1 quá trình mà để giải quyết được, một mặt ta phải khuyến khích người dân, người sản xuất, nông dân, kể cả các doanh nghiệp hoạt động theo chính ngạch, nhưng mặt khác cũng phải tập trung tháo gỡ khó khăn do chính nội tại của chúng ta hiện nay", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải phân tích.

Ngoài ra, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng cho biết, Chính phủ, Bộ Công Thương đã điện đàm trực tiếp, làm việc với các cấp lãnh đạo của Trung Quốc. Bên cạnh đó, các địa phương ở biên giới cũng phải làm việc với nhau để khắc phục các khó khăn vướng mắc trong xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông Hải nhấn mạnh, quyền hạn của các địa phương có biên giới với Trung Quốc khác với phía Việt Nam. Do đó, đòi hỏi ngành chức năng, doanh nghiệp phải có sự quan hệ khăng khít, tốt, đảm bảo hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa, nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc và ngược lại.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.