Chủ nhật, 19/05/2024

Tết cho con dự tiệc, cha mẹ lưu ý 15 quy tắc

22/01/2023 1:00 PM (GMT+7)

Văn hóa bàn ăn theo con suốt đời, cha mẹ phải chú ý bồi dưỡng con trở thành người lịch sự trên bàn ăn ngay từ nhỏ.

Tết cho con dự tiệc, cha mẹ lưu ý 15 quy tắc - Ảnh 1.

Ảnh minh họa


Người xưa dạy "Học ăn, học nói, học gói, học mở". Trong đó, những quy tắc về ăn uống thường được chú ý và giáo dục đầu tiên. Thế nên, mọi người cho rằng chỉ cần nhìn vào hành động của một người trên bàn ăn là biết họ có được dạy dỗ tử tế hay không.

Không ngoa khi nói: Giáo dục thực sự nằm trên bàn ăn. Hành vi của trẻ trên bàn ăn phản ánh phẩm chất của cha mẹ. Trong những bữa cơm hằng ngày, bạn có thể bắt gặp những thói quen xấu của trẻ khi ăn uống mà nếu không được uốn nắn sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách. Đặc biệt trong những ngày Tết, tiệc tùng thăm hỏi liên miên, nếu không muốn rơi vào cảnh khó xử, thậm chí "muối mặt" vì con trẻ, cha mẹ nhất định phải dạy con những quy tắc ăn uống để các bé ứng xử đúng mực.

Ngày Tết đưa con tham gia tiệc tùng, cha mẹ cần lưu ý 15 quy tắc sau đây để tránh rơi vào cảnh “muối mặt” - Ảnh 1.

Đừng nghĩ rằng con còn nhỏ, đợi chúng lớn lên dạy dỗ cũng chưa muộn. Nếu con bạn đã chăm chỉ học tập trong nhiều năm và đạt được nhiều thành tích, nhưng lại bỏ lỡ cơ hội vì ấn tượng xấu do một bữa ăn để lại, là một người mẹ, bạn có hối hận vì 30 năm trước bạn đã dạy con quá ít về phép lịch sự khi ăn uống hay không?

Có một số quy tắc quan trọng cha mẹ cần lưu ý:


Cách cư xử ở bàn ăn cho trẻ nhỏ

1. Rửa tay trước khi ăn và giữ gìn khuôn mặt sạch sẽ.

2. Khi mọi người chưa ngồi, đừng bắt đầu ăn một mình. nếu thực sự cần ăn trước thì nên xin phép chủ nhà hoặc những người không có mặt.

3. Khen ngợi và cảm ơn người đã chuẩn bị thức ăn cho mình. Khi vào bữa ăn, có một số món mà có thể trẻ sẽ không thích. Tuy nhiên, cha mẹ cần dạy trẻ cách để từ chối khéo món ăn nếu được gắp cho và cách để không tỏ ý chê bai đồ ăn.

4. Không nói khi có thức ăn trong miệng.

5. Khi nhai thức ăn phải ngậm chặt miệng, khi uống canh không được phát ra tiếng động. Không ngậm đũa thìa vào miệng

6. Khi người khác đang nói, đừng ngắt lời hoặc cắt ngang. Nếu vô tình hắt hơi hoặc ho, hãy lấy khăn tay hoặc tay che miệng để tránh làm phiền người khác và nhớ xin lỗi sau đó.

7. Hãy nói "làm ơn" và "cảm ơn" khi nhờ người khác giúp đỡ (như đưa gia vị, bát đĩa…).

8. Vào bàn ăn, nên ngồi thẳng lưng, không được vặn vẹo, gây ồn ào. Hãy nhắc nhở trẻ và nghiêm khắc yêu cầu trẻ hoàn thành hết bữa ăn của nó rồi sau đó mới được chạy đi chơi.

9. Nếu muốn rời khỏi bàn trong bữa ăn, nên chào mọi người và nói "Con xin lỗi, con muốn...".

10. Sau khi ăn xong muốn rời bàn ăn cần được cha mẹ đồng ý.


Cách cư xử trên bàn ăn cho trẻ lớn hơn

Ngoài những lưu ý ở trên, trẻ lớn còn cần chú ý những quy tắc khi ăn uống sau:

1. Khi ăn nên chú ý để dành thức ăn cho người khác, trừ khi họ nói rõ là không muốn ăn nữa, còn không thì đừng đổ hết thức ăn trên đĩa của mình.

2. Nếu chiếc bàn rất dài và không thể với tới, cố gắng đừng đứng thẳng hoặc vươn tay dài mà hãy nhờ ai đó đưa đĩa qua để gắp thức ăn.

3. Khi trẻ gắp thức ăn hay làm rơi vãi hoặc có thói quen đảo bới đĩa thức ăn, hãy chỉ cho chúng biết rằng không ai làm như vậy và chỉ cho trẻ đó là phép lịch sự tối thiểu khi ăn uống.

4. Trẻ lớn hơn nên thể hiện ý thức khi tham gia một bữa tiệc như: ngồi ngoan, chăm chú nghe người khác nói chuyện, khi cuộc trò chuyện liên quan đến bản thân, hãy kiên nhẫn trả lời. Thật là bất lịch sự khi chăm chú vào điện thoại di động mà không nói một lời nào.

5. Khi ăn, một tay cầm đũa, một tay bưng bát, không để tay dưới gầm bàn, cũng không chống khuỷu tay lên bàn.

5. Ăn xong nên chủ động giúp dọn dẹp, thu dọn.

Cha mẹ hãy chỉ ngay ra những thói xấu cụ thể trẻ thường xuyên mắc phải và chỉ ngay ra biện pháp yêu cầu trẻ sửa chữa. Làm mẫu và lặp đi lặp lại hằng ngày những nguyên tắc ứng xử nhỏ nhất trong ăn uống trẻ sẽ được khích lệ hình thành những thói quen tốt.

Cách cư xử trên bàn ăn không chỉ phản ánh cách tu dưỡng bản thân của một người mà còn giúp họ tiến tới một nơi cao hơn và xa hơn trong tương lai.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Món ăn được làm từ sen - đặc sản Đồng Tháp

Món ăn được làm từ sen - đặc sản Đồng Tháp

Đặt chân đến Đất Sen hồng Đồng Tháp tại miền Tây sông nước, du khách không chỉ thích thú với những cánh đồng sen tỏa sắc mà còn bị hút hồn bởi các món ăn đặc sản được chế biến từ sen.

“Đã thèm” với lễ hội Bánh mì tại TP.HCM

“Đã thèm” với lễ hội Bánh mì tại TP.HCM

Lễ hội Bánh mì đang diễn ra tại TP.HCM thu hút rất đông người dân và du khách. Lễ hội năm nay thay đổi địa điểm tổ chức, kỳ vọng mang lại nhiều trải nghiệm thú vị về ẩm thực cho khách tham quan.

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

Lễ hội Bánh mì, nhớ đi bằng được!

Lễ hội Bánh mì, nhớ đi bằng được!

Chưa nước nào thống kê được, có bao nhiêu loại bánh mì, nói chi cả thế giới và số lượng không ngừng gia tăng. Điều chắc chắn, bánh mì phổ biến nhất, lâu đời nhất, được làm từ bột mì, trộn nước và nướng.

Cháo đậu cà, món ăn giải nhiệt hoài niệm của người Hà Nội

Cháo đậu cà, món ăn giải nhiệt hoài niệm của người Hà Nội

Hà Nội có rất nhiều món ăn ngon, làm xiêu lòng biết bao thực khách. Trong đó, món cháo đậu cà bình dân ít người biết tới nhưng luôn là thức quà đặc biệt với người Hà Nội.

Giới trẻ TP.HCM chi gần chục triệu cho thú chơi matcha

Giới trẻ TP.HCM chi gần chục triệu cho thú chơi matcha

Không chỉ sẵn sàng chi 200.000 đồng cho ly matcha cao cấp 100 ml, nhiều người trẻ đầu tư gần chục triệu đồng để sở hữu dụng cụ tự pha chế tại nhà.