Tên lửa Kh-35 Nga dễ dàng phá hủy tổ hợp phòng không của Ukraine

Chủ nhật, ngày 05/05/2024 15:12 PM (GMT+7)
Quân đội Nga công bố video dùng tên lửa Kh-35 để tập kích hệ thống IRIS-T của Ukraine ở tỉnh Kharkov, phá hủy đài chỉ huy và một bệ phóng.
Tên lửa Kh-35 Nga dễ dàng phá hủy tổ hợp phòng không của Ukraine- Ảnh 1.

"Không quân Vũ trụ Nga đã tiến hành đòn tập kích chính xác bằng tên lửa nhằm vào hệ thống IRIS-T của Đức ở khu định cư Ostroverkhovka thuộc tỉnh Kharkov. Cuộc tấn công đã phá hủy mục tiêu, đồng thời kích nổ đạn tên lửa và làm cháy nhà kho gần đó", Bộ Quốc phòng Nga cho biết hôm 3/5. Theo Zvezda, Ukrainska Pravda,

Tên lửa Kh-35 Nga dễ dàng phá hủy tổ hợp phòng không của Ukraine- Ảnh 2.

Trong video được công bố, máy bay không người lái (UAV) Nga theo dõi khu vực đóng quân của tổ hợp phòng không IRIS-T của Ukraine. Theo Zvezda, Ukrainska Pravda,

Tên lửa Kh-35 Nga dễ dàng phá hủy tổ hợp phòng không của Ukraine- Ảnh 3.

Dường như khẩu đội này đang ở trạng thái nghỉ, do đài chỉ huy và bệ phóng nằm sát nhau, được phủ lưới ngụy trang và không có dấu hiệu vận hành. Các binh sĩ Ukraine cũng tỏ ra bình thản khi đi lại quanh sân. Theo Zvezda, Ukrainska Pravda,

Tên lửa Kh-35 Nga dễ dàng phá hủy tổ hợp phòng không của Ukraine- Ảnh 4.

Tên lửa đầu tiên đánh trúng vị trí đài chỉ huy và bệ phóng, dẫn tới vụ nổ lớn phá hủy cả hai khí tài. Quả đạn thứ hai lao xuống sau đó vài giây, nhiều khả năng nhằm vào kho chứa tên lửa gần đó. UAV Nga tiếp tục giám sát khu vực sau đòn tấn công, cho thấy các mục tiêu đều bốc cháy dữ dội. Theo Zvezda, Ukrainska Pravda,

Tên lửa Kh-35 Nga dễ dàng phá hủy tổ hợp phòng không của Ukraine- Ảnh 5.

Dữ liệu định vị địa lý cho thấy địa điểm này nằm cách biên giới Nga gần 60 km và cách tiền tuyến phía đông Ukraine hơn 100 km. Theo Zvezda, Ukrainska Pravda,

Tên lửa Kh-35 Nga dễ dàng phá hủy tổ hợp phòng không của Ukraine- Ảnh 6.

Bộ Quốc phòng Nga không tiết lộ loại vũ khí được sử dụng trong đòn tấn công, nhưng tài khoản Fighter Bomber của một phi công tiêm kích nước này nói rằng họ đã sử dụng tên lửa diệt hạm Kh-35. Theo Zvezda, Ukrainska Pravda,

Tên lửa Kh-35 Nga dễ dàng phá hủy tổ hợp phòng không của Ukraine- Ảnh 7.

Đức cam kết cung cấp 12 hệ thống tầm trung IRIS-T SLM và 24 bệ phóng thuộc phiên bản tầm ngắn IRIS-T SLS cho Ukraine, trong đó ba tổ hợp SLM và hai bệ phóng SLS đã được chuyển giao trong giai đoạn 2022-2023. Theo Zvezda, Ukrainska Pravda,

Tên lửa Kh-35 Nga dễ dàng phá hủy tổ hợp phòng không của Ukraine- Ảnh 8.

Quân đội Nga từng nhiều lần tập kích các trận địa IRIS-T, phá hủy ít nhất hai radar TRML-4D và nhiều bệ phóng. Theo Zvezda, Ukrainska Pravda,

Tên lửa Kh-35 Nga dễ dàng phá hủy tổ hợp phòng không của Ukraine- Ảnh 9.

Hệ thống phòng không IRIS-T được Đức và Thụy Điển hợp tác phát triển trên nền tảng các tiêu chuẩn mới với kiến trúc mở, tạo sự linh hoạt tối đa trong quá trình nâng cấp. Theo Zvezda, Ukrainska Pravda,

Tên lửa Kh-35 Nga dễ dàng phá hủy tổ hợp phòng không của Ukraine- Ảnh 10.

Tổ hợp vũ khí này cho phép kết hợp các yếu tố bao gồm cảm biến, radar, hệ thống điều khiển chiến đấu, thông tin liên lạc... từ các nhà sản xuất khác nhau vào một nền tảng duy nhất. Theo Zvezda, Ukrainska Pravda,

Tên lửa Kh-35 Nga dễ dàng phá hủy tổ hợp phòng không của Ukraine- Ảnh 11.

Điểm độc đáo của hệ thống phòng không này đó là nó sử dụng tên lửa không đối không IRIS-T có thể tấn công các mục tiêu trên không trong phạm vi 25 km. Theo Zvezda, Ukrainska Pravda,

Tên lửa Kh-35 Nga dễ dàng phá hủy tổ hợp phòng không của Ukraine- Ảnh 12.

Nhà thầu Diehl sản xuất cho biết, tên lửa IRIS-T SLM chính là "trái tim" của hệ thống. Theo Zvezda, Ukrainska Pravda,

Tên lửa Kh-35 Nga dễ dàng phá hủy tổ hợp phòng không của Ukraine- Ảnh 13.

Phần mũi của tên lửa được cải tiến giúp nâng cao tầm bắn và độ cao của tên lửa. Theo Zvezda, Ukrainska Pravda,

Tên lửa Kh-35 Nga dễ dàng phá hủy tổ hợp phòng không của Ukraine- Ảnh 14.

Hệ thống vector lực đẩy cho phép nó "tăng tốc tối đa ngay sau khi phóng". Theo Zvezda, Ukrainska Pravda,

Tên lửa Kh-35 Nga dễ dàng phá hủy tổ hợp phòng không của Ukraine- Ảnh 15.

Đạn tên lửa IRIS-T có thông số kỹ thuật cơ bản bao gồm: trọng lượng 87,4 kg; chiều dài 2,93 m; đường kính thân 127 mm; sải cánh 447 mm; lắp đầu nổ phá mảnh uy lực cao. Theo Zvezda, Ukrainska Pravda,

Tên lửa Kh-35 Nga dễ dàng phá hủy tổ hợp phòng không của Ukraine- Ảnh 16.

Đầu dò hồng ngoại của tên lửa IRIS-T có độ nhạy cao và chống lại được các biện pháp đối kháng điện tử của đối phương. Theo Zvezda, Ukrainska Pravda,

Tên lửa Kh-35 Nga dễ dàng phá hủy tổ hợp phòng không của Ukraine- Ảnh 17.

Kết cấu thân cùng động cơ mạnh mẽ trang bị hệ thống kiểm soát vector lực đẩy giúp chúng có khả năng truy sát mục tiêu cực tốt. Theo Zvezda, Ukrainska Pravda,

Tên lửa Kh-35 Nga dễ dàng phá hủy tổ hợp phòng không của Ukraine- Ảnh 18.

Đặc tính ưu việt khác của tên lửa IRIS-T đó là nó có khả năng bao quát phạm vi lên đến 360 độ, điều này đặc biệt lợi thế trong việc truy đuổi mục tiêu. Theo Zvezda, Ukrainska Pravda,

Tên lửa Kh-35 Nga dễ dàng phá hủy tổ hợp phòng không của Ukraine- Ảnh 19.

Tên lửa của hệ thống IRIS-T có hai chế độ bắn: khóa trước khi phóng (LOBL) và khóa sau khi phóng (LOAL), cho phép tiêu diệt hiệu quả mục tiêu ở mọi góc độ, trong nhiều điều kiện giao tranh. Theo Zvezda, Ukrainska Pravda,

Tên lửa Kh-35 Nga dễ dàng phá hủy tổ hợp phòng không của Ukraine- Ảnh 20.

Hệ thống tên lửa phòng không IRIS-T đặt trên khung xe kéo moóc BV 410 đem lại sự cơ động cao. Theo Zvezda, Ukrainska Pravda,

Tên lửa Kh-35 Nga dễ dàng phá hủy tổ hợp phòng không của Ukraine- Ảnh 21.

Nhà sản xuất cho biết, tổ hợp tên lửa phòng không IRIS-T ra đời để bảo vệ các đơn vị quân đội và cơ sở hạ tầng khỏi tên lửa hành trình, máy bay cánh cố định cũng như trực thăng tấn công của đối phương. Theo Zvezda, Ukrainska Pravda,

PV (Theo ANTĐ)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem