Thứ sáu, 03/05/2024

Tập trung xây dựng vùng nguyên liệu tre

12/12/2022 7:00 PM (GMT+7)

Nguyên liệu tre hiện đang chiếm hơn 30% giá trị kinh tế trong nhóm cây lâm sản ngoài gỗ. Với vai trò nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và người lao động trong các làng nghề, tre nguyên liệu đang mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho cộng đồng xã hội.


Tập trung xây dựng vùng nguyên liệu tre - Ảnh 1.

Chế biến mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ cây tre ở huyện Như Xuân (Thanh Hóa).

Tre góp phần tạo sinh kế cho người dân, đóng góp cho kinh tế quốc dân, hấp thụ các-bon và chống biến đổi khí hậu, có thể sử dụng làm nguyên liệu thay cho gỗ tự nhiên và hợp chất hóa học, phát triển sinh thái và cảnh quan kiến trúc, lưu giữ và bảo tồn các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn Nguyễn Thị Hoàng Yến cho biết, hiện nay, tre đang là nguyên liệu cung cấp cho hơn 600 làng nghề mây, tre đan trên toàn quốc. Trong giai đoạn hiện nay, rừng tự nhiên bị cấm khai thác, rừng trồng sinh trưởng chậm thì các sản phẩm từ tre là một giải pháp tốt thay thế các sản phẩm sản xuất từ gỗ. Nước ta có khoảng 30 chi và 216 loài tre, một số loài hiện đang mang lại giá trị kinh tế cao như luồng, lung, trúc sào, lồ ô, nứa, vầu, bương, tầm vông, tre gai... Cả nước hiện có khoảng 1,6 triệu ha tre, phân bố đều khắp cả nước, với trữ lượng khai thác hằng năm từ 500 đến 600 triệu cây, tương đương 2,5 đến 3 triệu tấn tre. Các sản phẩm từ nguyên liệu tre đang được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng, với tổng giá trị xuất khẩu đạt từ 300 đến 400 triệu USD/năm. Đồ gia dụng, ván ép, mành, chiếu, tre đan, giấy, bàn ghế... làm từ tre đã có mặt tại thị trường nhiều nước trên thế giới (EU, Anh, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Canada, Ấn Độ...).

Mặc dù có nhiều lợi ích kinh tế, nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng, hiện nay việc phát triển bền vững ngành tre đang gặp rất nhiều khó khăn. Các vùng nguyên liệu tre tại các địa phương hiện có rất ít nguồn giống tre tốt và tre đang có dấu hiệu suy thoái; diện tích bị thu hẹp dần, trình độ canh tác tre còn manh mún, quy mô thấp, công nghệ chế biến lạc hậu. Bên cạnh đó, sản phẩm tre sau chế biến hiện chưa đa dạng, công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm còn yếu, thông tin thị trường còn thiếu; trong khi các chính sách hỗ trợ và phát triển còn nhiều bất cập, vốn đầu tư chưa nhiều, sản phẩm lưu thông, tiêu thụ trên thị trường chủ yếu là sản phẩm thô... Do đó, cần có định hướng mang tính chiến lược cho ngành tre trong thời gian tới. Cần bảo tồn giá trị văn hóa của cây tre gắn với việc đẩy mạnh giá trị kinh tế của các sản phẩm làm từ tre; đa dạng hóa các sản phẩm, thay thế dần những sản phẩm được làm từ gỗ; xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung, có chứng chỉ quản lý theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

Để ngành tre sản xuất, chế biến và kinh doanh ổn định, bền vững, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho rằng, cần sớm nghiên cứu cải tạo giống tre và áp dụng các phương pháp trồng, chế biến theo công nghệ cao vào sản xuất; xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ, quy hoạch hiệu quả các vùng trồng, liên kết vùng nguyên liệu với các làng nghề và thị trường tiêu thụ; xây dựng vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn, gắn với phát triển theo chuỗi giá trị để xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và người sản xuất. Ngành nông nghiệp đang tập trung xây dựng các nguồn nguyên liệu tre đạt chuẩn để sản xuất quy mô lớn. Doanh nghiệp, Nhà nước, người dân cần có trách nhiệm cao thực hiện tốt chuỗi liên kết, các hợp tác xã làm tốt vai trò trung gian để duy trì mối liên kết này... Ngoài ra, việc nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao tay nghề cho người lao động là việc làm hết sức cấp bách. Các làng nghề hiện nay lao động lành nghề rất ít, cần tập trung đào tạo lao động có tay nghề bắt đầu từ bậc phổ thông, tạo điều kiện để người lao động có cơ hội học nghề, có việc làm tốt sau khi đào tạo. Cùng với đó, các doanh nghiệp và người dân mong muốn Nhà nước có chính sách về đất đai, tín dụng, khoa học công nghệ, thị trường tiêu thụ... phù hợp để hỗ trợ xây dựng liên kết theo chuỗi, nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường, thúc đẩy tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm tre ra thị trường thế giới...

Theo Nhân dân


Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trị giá ngành công nghiệp chế biến tre thế giới hiện nay đạt 57 tỷ USD. Dư địa phát triển ngành này hiện còn rất lớn. Nếu bảo đảm chất lượng sản phẩm, phát triển tập trung, quy mô lớn, ngành chế biến tre Việt Nam có thể kỳ vọng nâng kim ngạch xuất khẩu lên 4-6 tỷ USD vào năm 2025.
Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Phú Quốc thêm một lần bị khách nội quay lưng

Phú Quốc thêm một lần bị khách nội quay lưng

Trong vòng 5 năm trở lại đây, du lịch Phú Quốc chứng kiến nhiều biến động về lượng khách. Từ năm 2023, nỗ lực hút khách nội của địa phương vẫn chưa đạt hiệu quả.

Xe điện hết nóng

Xe điện hết nóng

Tesla được xem là hàn thử biểu đo lường độ nóng của thị trường xe điện; và khác với những năm trước, chiếc hàn thử biểu này đang lạnh dần.

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

49 năm sau ngày thống nhất đất nước với hơn 30 năm đổi mới và phát triển, ngành thương mại TP. Hồ Chí Minh đã “lột xác” theo hướng văn minh, hiện đại.

Hệ thống KRX lần thứ 8 "lỗi hẹn" với thị trường chứng khoán Việt

Hệ thống KRX lần thứ 8 "lỗi hẹn" với thị trường chứng khoán Việt

Kể từ khi triển khai hệ thống KRX với thị trường chứng khoán Việt Nam, HoSE đã có 8 lần dời lịch vận hành vào những năm 2015, 2017, 2019, 2020, 2021, 2022, 2023 và mới đây nhất là ngày 2/5/2024.

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Tỷ giá USD/VND hiện nay đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 10 năm qua. Các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND.

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng sáng nay (ngày 25/4) tiếp tục bị huỷ. Ngân hàng Nhà nước thông báo nguyên nhân do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.