Thứ bảy, 18/05/2024

Tạo sức hút cho phố ẩm thực về đêm

15/08/2022 6:00 AM (GMT+7)

Trên cơ sở những tuyến phố ẩm thực có sẵn, một số địa phương ở TP.HCM tiếp tục xây dựng phố ẩm thực về đêm, xác định đây là một trong những chương trình trọng điểm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ quận, nhiệm kỳ 2020-2025, và góp phần tăng tốc phục hồi, phát triển kinh tế sau dịch Covid-19.


Tạo sức hút cho phố ẩm thực về đêm - Ảnh 1.

Nhiều địa phương xây dựng phố ẩm thực về đêm, tạo sức hút cho kinh tế đêm. Ảnh: HOÀNG HÙNG


Điểm sáng thu hút du khách

Hiện nay, các tuyến phố ẩm thực về đêm trên địa bàn TP.HCM như ở quận 1, quận 4, quận 5, quận 6, quận 10, quận Phú Nhuận… đã được chính quyền địa phương quan tâm đầu tư, phát triển. Nhiều tuyến phố đi bộ, phố ẩm thực đã định hình, tạo được sức hút như: phố đi bộ Nguyễn Huệ, Bùi Viện (quận 1); phố ẩm thực Vĩnh Khánh (quận 4), phố ẩm thực, mua sắm trên đường Hậu Giang (quận 6), phố ẩm thực trước kỳ đài Quang Trung, Hồ Thị Kỷ (quận 10) hay phố ẩm thực đường Phan Xích Long (quận Phú Nhuận)… Qua đó, các địa phương khuyến khích doanh nghiệp, hộ kinh doanh phát triển, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, dần tạo sức hút đối với người dân, du khách.

Là địa bàn thu hút khách du lịch lớn nhất ở TP.HCM, quận 1 đang có nhiều tuyến phố thể hiện rõ sức hút của kinh tế đêm. Trong đó, phố đi bộ Bùi Viện sau khi được quy hoạch và đầu tư bài bản đã trở thành điểm nhấn về đêm, thu hút du khách đến vui chơi, giải trí, ăn uống. Theo Chủ tịch UBND quận 1 Lê Đức Thanh, trước khi dịch Covid-19 bùng phát, tình hình kinh doanh tại phố đi bộ Bùi Viện phát triển mạnh mẽ, thu hút khoảng 1.000-1.500 lượt người vào các dịp cuối tuần và tăng đến 4.000-5.000 lượt người vào dịp lễ, hội. Theo ước tính của Chi cục Thuế quận 1, doanh thu của các cơ sở kinh doanh tại tuyến đường Bùi Viện tăng 30-50% so với trước khi triển khai phố đi bộ.

Quận 1 còn có phố đi bộ Nguyễn Huệ, công viên cảng Bạch Đằng, là điểm nhấn để du khách, người dân tham quan về đêm, kích thích nhu cầu chi tiêu của du khách, góp phần phát triển kinh tế đêm. Hiện nay, quận 1 đang thí điểm mở cửa chợ Bến Thành đến 22 giờ đêm. Đây cũng là giải pháp nhằm thu hút du khách trong nước, quốc tế và người dân TP.HCM đến tham quan, mua sắm.

Tương tự, quận 6 vừa ra mắt tuyến đường ẩm thực, mua sắm trên đường Hậu Giang dài 1,5km, với hơn 355 doanh nghiệp, hộ kinh doanh ăn uống, mua sắm. Quận 6 kỳ vọng tuyến đường này trở thành điểm sáng thu hút đầu tư, với sự hiện hữu của nhiều thương hiệu lớn, nhiều sản phẩm truyền thống, có nét đặc trưng riêng, kinh doanh đa dạng các sản phẩm từ thời trang, mỹ phẩm, đồ điện tử, hàng tiêu dùng, thực phẩm. Để tuyến phố này thật sự tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, quận cũng tập trung ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp và hộ kinh doanh phục hồi sản xuất kinh doanh.

Cải thiện đời sống người dân

Theo ông Đỗ Đăng Ái, Phó Chủ tịch UBND quận Phú Nhuận, quận đã trình UBND TP.HCM đề án xây dựng phố ẩm thực Phan Xích Long theo vốn xã hội hóa. Đây là một trong những chương trình trọng điểm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ quận nhiệm kỳ 2020-2025. Lợi thế của phố ẩm thực này là có kết nối không gian “trên bến dưới thuyền”, khi có tuyến đường Trường Sa chạy dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Theo đó, quận xây dựng 1 bến du thuyền tại kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè để kết nối tuyến tham quan giữa 2 bến thuyền hiện hữu của quận 1 và quận 3, hướng mở rộng kết nối tuyến du lịch đường thủy từ quận Phú Nhuận đi các điểm nổi tiếng của TP.HCM trên sông Sài Gòn. Cùng với đó, quận mở rộng quy mô phố đi bộ, khách đến có xe điện đưa đón đi tham quan, mua sắm, ăn uống trên tuyến phố.

Tạo sức hút cho phố ẩm thực về đêm - Ảnh 2.

Nhiều địa phương xây dựng phố ẩm thực về đêm, tạo sức hút cho kinh tế đêm. Ảnh: HOÀNG HÙNG


Trong khi đó, Bí thư Quận ủy quận 7 Võ Khắc Thái cho biết, quận đã hoàn thiện đề án kinh tế đêm để trình UBND TP.HCM. Theo đề án, quận tận dụng tối đa cơ sở vật chất, phát huy các hoạt động văn hóa để đáp ứng nhu cầu của du khách trong nước và quốc tế khi đến TP.HCM nói chung, đến quận 7 nói riêng. Đây cũng là cơ hội để quận khai thác các tiềm năng, tạo động lực phát triển cho nền kinh tế, đặc biệt là phát triển du lịch, tạo công ăn việc làm cho người dân và tăng nguồn thu từ các hoạt động kinh tế trên địa bàn quận.

 

Qua rà soát các khu vực trên địa bàn gắn với những mô hình kinh doanh hiện hữu và đặc trưng vốn có, quận 7 đề xuất 3 tuyến phố tổ chức các hoạt động ban đêm. Trong đó, khu vực Cư xá Ngân hàng (phường Tân Thuận Tây) sẽ trở thành phố đi bộ, thương mại và ẩm thực đêm. Khu vực hồ Bán nguyệt - cầu Ánh Sao Phú Mỹ Hưng (phường Tân Phú và Tân Phong) sẽ trở thành phố đi bộ, thương mại, ẩm thực và văn hóa; cùng với đó là phố thương mại, ẩm thực Hàn Quốc tại khu vực phường Tân Phong.

Theo lãnh đạo UBND quận 7, tại một số địa điểm tổ chức hoạt động kinh tế ban đêm gắn với chỉnh trang đô thị sẽ mang lại không gian sống tốt hơn cho người dân. Cùng với đó, hoạt động của các cơ sở sẽ được quy hoạch định hướng phát triển bài bản, hợp lý, tạo thuận lợi để phát triển kinh doanh, xây dựng, quảng bá hình ảnh. Đặc biệt, đây là mô hình để quận 7 có điều kiện sắp xếp, bố trí, giải quyết việc làm, nơi kinh doanh cho các hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn để họ từng bước cải thiện đời sống.


Ông Đỗ Đăng Ái, Phó Chủ tịch UBND quận Phú Nhuận, cho biết, quận vừa hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên phố ẩm thực, vừa xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, bản đồ số du lịch của quận. Quận cũng hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh chuyển đổi số, kết nối với ngân hàng triển khai thanh toán không tiền mặt…

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.