Thứ hai, 06/05/2024

Tiền ế, ngân hàng mạnh tay giảm lãi vay, liên tục tung ưu đãi, hỗ trợ, nhưng doanh nghiệp có dễ vay vốn?

06/07/2023 4:34 PM (GMT+7)

Hàng loạt ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay và có nhiều chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp (DN) ngay từ đầu tháng 7. Điều này tạo nên kỳ vọng tăng trưởng tín dụng sẽ khởi sắc hơn trong nửa cuối năm 2023, khi lãi suất cho vay trở nên hấp dẫn hơn.

Hiện, các ngân hàng đang mạnh tay cắt giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn. Theo quan sát của Thế giới Tiếp thị, mức cắt giảm bình quân từ 0,5-1 điểm % lãi suất cho vay với các khoản vay hiện hữu và vay mới; hoặc giảm từ 1 điểm % trở lên với các khoản vay tiêu dùng…

Tăng trưởng tín dụng sẽ khởi sắc hơn trong nửa cuối năm 2023? - Ảnh 1.

HDBank thực hiện giảm lãi suất cho vay từ 0,5% - 2,5%/năm. Ảnh: HDBank

Mạnh tay giảm lãi suất, liên tục tung nhiều chính sách ưu đãi cho khách vay

Vietbank đang phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM triển khai nhiều chương trình, gói tín dụng ưu đãi, cho vay với lãi suất linh hoạt, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.

Cụ thể, nhà băng này sẽ cung cấp đường dẫn tạo tài khoản thanh toán và các chương trình ưu đãi đặc biệt dành cho doanh nghiệp trên Cổng thông tin doanh nghiệp của Sở Kế hoạch & Đầu tư TP.HCM (https://doanhnghiep.hochiminhcity.gov.vn/). 

Từ đó, ngân hàng sẽ có các ưu đãi như tặng tài khoản số đẹp VB PRO trị giá 100 triệu đồng với các ưu đãi như miễn 100% phí giao dịch tại quầy và online, miễn 100% phí chi lương, miễn 100% phí nộp tiền ngân sách nhà nước; tặng thẻ ghi nợ quốc tế dành cho doanh nghiệp; tặng thẻ tín dụng quốc tế Luxury dành cho chủ doanh nghiệp...

Trước đó, Agribank, Vietcombank, BIDV, HDBank... cũng công bố giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng hiện hữu, và triển khai các gói tín dụng ưu đãi quy mô lớn hàng chục nghìn tỷ đồng cho các doanh nghiệp.

Chẳng hạn, HDBank giảm lãi suất cho vay từ 0,5% - 2,5%/năm đối với dư nợ hiện hữu của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp ở các nhóm ngành nghề khác nhau, với tổng số tiền giảm lãi suất dự kiến lên tới 350 tỷ đồng, tương ứng số dư nợ được giảm là 64.000 tỷ đồng.

Tiền ế, ngân hàng mạnh tay giảm lãi cho vay, liên tục tung ưu đãi, hỗ trợ, nhưng doanh nghiệp có dễ vay vốn - Ảnh 2.

Doanh nghiệp không dễ vay vốn tín dụng giữa lúc nền kinh tế trì trệ, quá nhiều yếu tố rủi ro, thiếu đơn hàng... ảnh TP

Tại Agribank, đầu tháng 7 này, khách vay mới phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ được áp dụng mức lãi suất ngắn hạn từ 5%/năm, lãi suất trung dài hạn 8%/năm.

Trước đó, đầu quý II, Vietcombank đã đưa ra gói tín dụng quy mô 55.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp bán lẻ vay bổ sung vốn lưu động, với lãi suất từ 6,3%/năm kỳ hạn dưới 12 tháng… 

Nhà băng này cũng triển khai gói vay cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp bán lẻ có nhu cầu vay mua, xây sửa nhà, bất động sản, vay sản xuất kinh doanh, vay mua ô tô, vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm… với mức lãi suất cho vay cố định từ 9,5%/năm tại các kỳ hạn trung và dài hạn. 

Còn nhiều dư địa để các ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn, nhưng…

Năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ 14-15%, nhưng đến ngày 27/6 đến hết tháng 6, tín dụng mới tăng 4,2%, tương đương 12,423 triệu tỷ đồng cho vay. Có thể thấy, mức tăng 4,2% hiện nay là rất thấp.

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối 4/7, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho rằng, cần giải pháp đồng bộ về hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy kinh tế, bởi hiện ngành ngân hàng cũng đặt mục tiêu tập trung tăng cường hơn nữa về tín dụng.

"Ngân hàng Nhà nước sẽ tạo điều kiện để giảm tiếp lãi suất, các ngân hàng cũng cần cắt giảm chi phí không cần thiết, cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ số, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận tín dụng…", Phó Thống đốc chỉ đạo.

Tuy nhiên, dưới góc độ chuyên môn, TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế - tài chính, cho hay có một nghịch lý là hiện tại các ngân hàng rất dồi dào về thanh khoản, nhưng lại không cho vay một cách rộng rãi. 

Chuyện cho vay của ngân hàng phải dựa vào yếu tố, là các ngân hàng sẽ thẩm định kỹ người đi vay có đủ điều kiện vay vốn được hay không? Còn nếu các doanh nghiệp không đủ điều kiện vay thì dầu cho các ngân hàng có dư tiền thì cũng không thể cho vay được.

"Các ngân hàng làm đúng với Luật tổ chức tín dụng, đúng với nguyên tắc cho vay một cách an toàn. Thành ra không thể vì nền kinh tế đang thiếu tiền, các doanh nghiệp đang rất 'khát vốn' để từ đó cho rằng ngân hàng không chịu cho vay. Các ngân hàng làm thế là hợp lý", ông Hiếu nói.

Tiền ế, ngân hàng mạnh tay giảm lãi cho vay, liên tục tung ưu đãi, hỗ trợ, nhưng doanh nghiệp có dễ vay vốn - Ảnh 4.

Với các doanh nghiệp không có nhiều đơn đặt hàng, doanh nghiệp đang trì trệ thì sẽ không có nhu cầu vay vốn làm ăn bởi càng làm ăn càng lỗ. Ảnh: NVL

Chuyên gia kinh tế - tài chính này cũng nhấn mạnh 3 điểm dẫn đến nghịch lý ngân hàng "thừa tiền" nhưng doanh nghiệp lại khó vay vốn.

Thứ nhất, người đi vay phải đủ điều kiện vay vốn. Nếu không có tài sản bảo đảm, tình hình tài chính rất khó khăn, thì vấn đề cho vay sẽ rất rủi ro cho ngân hàng. Vì thế các ngân hàng không cho vay.

Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn rất trì trệ. Hiện, GDP tăng trưởng 6 tháng chỉ 3,72%, đây là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang trì trệ, và khi nền kinh tế đang trì trệ  thì yếu tố rủi ro tăng cao, các doanh nghiệp không có đơn đơn hàng, không đủ tài chính để hoạt động… dẫn đến trong 6 tháng đầu năm con số doanh nghiệp ngưng hoạt động tăng cao hơn nhiều so với năm ngoái.

"Trong một nền kinh tế mà các yếu tố rủi ro tăng cao thì các ngân hàng dè dặt không dám cho vay nhiều là dễ hiểu", ông Hiếu nói.

Thứ ba, chi phí vốn vẫn còn rất cao mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần giảm lãi suất điều hành và gần đây đã giảm lãi suất trần cho lãi suất huy động cho đến 6 tháng. 

Tuy nhiên, nhìn chung lãi suất cho vay không giảm tương ứng như lãi suất huy động và lãi suất cho vay vẫn rất cao. Chính vì thế, với các doanh nghiệp không có nhiều đơn đặt hàng, doanh nghiệp đang trì trệ thì sẽ không có nhu cầu vay vốn làm ăn bởi càng làm ăn càng lỗ.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Độc đáo ẩm thực Điện Biên

Độc đáo ẩm thực Điện Biên

Những món ăn dựa trên nguyên lý hòa hợp tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe, được làm nên từ sự khéo léo, tinh tế của đồng bào dân tộc nơi đây.

Nhiều mẫu xe bán tải ngừng bán ở Việt Nam

Nhiều mẫu xe bán tải ngừng bán ở Việt Nam

Báo cáo từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho thấy 2 tháng liên tục (tháng 2 và 3 vừa qua) mẫu xe bán tải BT-50 không bán được chiếc nào, còn trong tháng 1 thì bán được 5 chiếc.

Tham gia mô hình tiếp thị liên kết: Đối tác của Shopee phát hoảng vì bị truy thu thuế hơn 5 tỷ đồng

Tham gia mô hình tiếp thị liên kết: Đối tác của Shopee phát hoảng vì bị truy thu thuế hơn 5 tỷ đồng

Cộng tác theo mô hình tiếp thị liên kết của Shopee, nhiều đối tác hiện đang hoang mang vì rơi vào vòng xoáy nợ nần và có nguy cơ đối diện với pháp luật.

TP.HCM tập trung xây dựng, nâng cấp các công trình giao thông trọng điểm

TP.HCM tập trung xây dựng, nâng cấp các công trình giao thông trọng điểm

Thời gian tới, TP.HCM sẽ tập trung xây dựng, nâng cấp các công trình giao thông theo Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2020 – 2030, ưu tiên xây dựng các tuyến liên kết vùng, tuyến tránh đô thị, các điểm kết nối giao thông vận tải.

Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thành nơi có môi trường sống tốt, môi trường kinh doanh thân thiện

Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thành nơi có môi trường sống tốt, môi trường kinh doanh thân thiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Tây Ninh cần tập trung thực hiện 1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh nhằm triển khai hiệu quả Quy hoạch tỉnh Tây Ninh.

Vướng tiền sử dụng đất, hàng loạt dự án tại TP.HCM chờ sổ hồng

Vướng tiền sử dụng đất, hàng loạt dự án tại TP.HCM chờ sổ hồng

Cơ quan chức năng cho rằng nếu triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tháo gỡ vướng mắc việc xác định tiền sử dụng đất, TP.HCM sẽ có khoảng hơn 100 hồ sơ dự án được giải quyết, với khoảng hơn 80.000 sổ hồng.