Thứ năm, 02/05/2024

Tăng sức hút cho các điểm du lịch ở TP HCM

31/12/2023 7:17 AM (GMT+7)

Hàng chục điểm du lịch TP HCM đã được công nhận, đưa vào đón khách trong nước và quốc tế nhưng cần tăng cường liên kết để tạo sự đa dạng, hấp dẫn hơn

Năm 2024, ngành du lịch TP HCM đặt mục tiêu đón khoảng 6 triệu lượt khách quốc tế và khoảng 38 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu du lịch dự kiến hơn 190.000 tỉ đồng. Để đạt mục tiêu này, Sở Du lịch TP HCM đang triển khai loạt giải pháp đầu tư, nâng chất các điểm đến trên địa bàn.

27 điểm du lịch được công nhận

Tại Hội nghị tổng kết 5 năm triển khai thực hiện công nhận điểm du lịch trên địa bàn TP HCM, ngày 28-12, Sở Du lịch TP HCM cho biết đến nay đã có tổng cộng 27 điểm du lịch được công nhận đạt chuẩn đón khách. Trong đó, nhiều điểm đến quen thuộc với khách du lịch như: Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, Di tích lịch sử Dinh Độc lập, Bưu điện TP HCM, Công viên Văn hóa Đầm Sen, Bảo tàng Lịch sử TP HCM, chợ Bến Thành…

Ông Trần Ngọc Đông Quân, Trưởng Phòng Quản lý lữ hành - Sở Du lịch TP HCM, nhận định việc công nhận các điểm du lịch góp phần tạo động lực thúc đẩy những nơi này đổi mới, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng, nâng cao chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, một số điểm du lịch vẫn còn gặp khó khăn trong việc thu hút khách dù có hạ tầng, cảnh quan hay các yếu tố lịch sử - văn hóa hấp dẫn.

Theo ông Võ Việt Hòa, Giám đốc Khối Du lịch Quốc tế - Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, trong thời gian triển khai việc thực hiện công nhận điểm du lịch trên địa bàn thành phố, ngành du lịch đã tích cực đẩy mạnh hoạt động liên kết, tập trung nhiều nội dung về quản lý nhà nước, sản phẩm du lịch, quảng bá xúc tiến, nhân lực và đầu tư.

"Lữ hành Saigontourist hiện khai thác hầu hết những điểm du lịch được công nhận, với đa dạng nguồn khách từ du khách tại chỗ, khách du lịch nội địa và khách quốc tế. Để tạo sức hấp dẫn thêm cho những điểm đến này, cần sự liên kết, hợp tác giữa đơn vị quản lý điểm đến với doanh nghiệp (DN) lữ hành tạo sản phẩm quy mô; khai thác các sản phẩm khác nhau như du lịch văn hóa với di tích kiến trúc; du lịch sinh thái, cộng đồng, nghỉ dưỡng với các khu du lịch" - ông Hòa nói.

Tăng sức hút cho các điểm du lịch ở TP HCM- Ảnh 1.

Bưu điện Thành phố - một trong những điểm đến quen thuộc của TP HCM. Ảnh: LAM GIANG

Ứng dụng công nghệ, tạo app riêng cho du lịch

Bà Huỳnh Phan Phương Hoàng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP HCM, Phó Tổng giám đốc Công ty Du lịch Vietravel - nhận định ngành du lịch TP HCM cần nghiên cứu tạo ứng dụng (app) riêng cho các điểm du lịch này. Đơn cử, app mang tên "HCMC" để các DN lữ hành tìm kiếm sẽ lên app để có mọi thông tin về điểm đến, cung cấp đầy đủ, rồi nhân rộng ra điểm đổi tiền, mua vé tham quan…

Ứng dụng công nghệ vào du lịch cũng là giải pháp được nhiều DN đề xuất nhằm tăng sức hấp dẫn cho điểm đến, tạo thuận lợi cho du khách. Ông Trần Quang Duy, Giám đốc Công ty Lữ hành Chim Cánh Cụt, đề xuất các DN du lịch cần phát triển ứng dụng, giải pháp công nghệ du lịch thông minh để tiết kiệm chi phí (nguồn nhân lực để thuyết minh, tư vấn sản phẩm cho khách). Những giải pháp này cũng đem đến nhiều trải nghiệm mới cho du khách đồng thời là công cụ đắc lực bổ trợ cho việc liên kết.

"Các đơn vị điểm đến du lịch được công nhận cần có sự liên kết với đơn vị lữ hành để xây dựng nhiều sản phẩm du lịch khác nhau. Muốn vậy, các đơn vị cần áp dụng công nghệ như sử dụng vé điện tử để DN dễ xây dựng tour, bán dịch vụ vé lẻ tăng cơ hội cho du khách dễ dàng tiếp cận. Tránh tình trạng du khách xếp hàng dài chờ mua vé vào Hội trường Thống Nhất, Thảo Cầm Viên, khu du lịch, khu vui chơi ở thành phố các dịp lễ, Tết" - ông Hòa kiến nghị.

Bên cạnh 27 điểm du lịch được công nhận, một số DN đề xuất Sở Du lịch TP HCM công nhận công trình di tích quốc gia trụ sở HĐND - UBND thành điểm du lịch, mở rộng đối tượng đón khách, đặc biệt là du khách quốc tế. Mỗi điểm đến phải chủ động khai thác tài nguyên của mình để trở thành sản phẩm, dịch vụ du lịch trên cơ sở liên kết, hợp tác với DN lữ hành, công ty du lịch trong và ngoài nước.

Nghiên cứu thí điểm đón khách vào ban đêm

Chia sẻ tại hội nghị, lãnh đạo một số bảo tàng ở TP HCM đề xuất cần sớm có cơ chế thí điểm khai thác sản phẩm để đón khách cả vào ban đêm. Như Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ có không gian có thể trình diễn áo dài, biểu diễn nghệ thuật vào ban đêm... nhưng còn khó khăn do ngân sách hạn chế, cần sự đồng hành của DN du lịch.

Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP HCM, nhận định ý kiến của các bảo tàng về cần nghiên cứu sản phẩm phục vụ đón khách vào ban đêm là cần thiết bởi thành phố được mệnh danh là "thành phố không ngủ" nhưng thực tế các chợ, bảo tàng lại rất ít mở cửa vào ban đêm. Đây là hạn chế lớn của việc phát triển kinh tế đêm. "Vướng mắc là đa số bảo tàng dùng ngân sách nhà nước, nên khi phát sinh hoạt động vào ban đêm sẽ khó khăn, phức tạp về hạch toán, chi ngân sách. Do đó, các cơ quan liên quan cần ngồi lại lên phương án thí điểm" - bà Hiếu nói.

Theo Người Lao Động

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

Dù nắng nóng, lượng khách đến TP.HCM vui chơi dịp lễ 30/4 - 1/5 tăng so với năm ngoái. Các dịch vụ lưu trú, nhà hàng, khách sạn đều ghi nhận kết quả khả quan trong 5 ngày nghỉ lễ.

Bí quyết trồng thanh trà ngọt của lão nông ở miền Tây

Bí quyết trồng thanh trà ngọt của lão nông ở miền Tây

Lần đầu tiên làm nghịch vụ, lão nông Huỳnh Văn Cập đã bán toàn bộ số lượng thanh trà ngọt cho siêu thị với giá 160.000 đồng/kg.

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Trời nắng gay gắt, vì vậy, người dân, du khách tại TP.HCM đổ về các trung tâm thương mại để vui chơi, ăn uống, trốn nóng. Khách phải xếp hàng chờ đến lượt trước các nhà hàng, quán ăn.

Độc lạ 'bến đèn pin' buôn bán hải sản sớm tinh mơ

Độc lạ 'bến đèn pin' buôn bán hải sản sớm tinh mơ

Khoảng 4h kém, khi mặt trời còn chưa lên, những chiếc thuyền thúng của ngư dân làng chài An Hải, Thôn Phước Đồng, xã An Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên nhẹ nhàng vượt sóng vận chuyển cá, mực… từ ghe đưa vào bờ. Mỗi người đều đội trên đầu một chiếc đèn pin soi sáng để phân chia từng loại hải sản. 

Những điểm ngắm sen tuyệt đẹp ở Đồng Tháp dịp lễ 30-4 và 1-5

Những điểm ngắm sen tuyệt đẹp ở Đồng Tháp dịp lễ 30-4 và 1-5

Đồng Tháp là mệnh danh là “đất sen hồng”. Từ đồng ruộng đến thành thị ở Đồng Tháp, đâu đâu cũng bắt gặp những cánh sen hồng tỏa hương quanh năm.

Điểm đến lý tưởng ở miền Tây không thể bỏ qua dịp lễ 30-4 và 1-5

Điểm đến lý tưởng ở miền Tây không thể bỏ qua dịp lễ 30-4 và 1-5

Dịp lễ 30-4 và 1-5, du khách chỉ mất khoảng 3,5 giờ di chuyển bằng ô tô từ TP HCM đến Cáp treo núi Sam.