Thứ bảy, 11/05/2024

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (15/3): Tận dụng rung lắc để "gom" những cổ phiếu đã giảm về mức giá hợp lý

15/03/2024 6:30 AM (GMT+7)

Nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng và có thể chốt lời từng phần đối với những cổ phiếu từng tăng giá mạnh và đang có dấu hiệu giảm dần, tận dụng những phiên rung lắc để giải ngân những cổ phiếu đã giảm về mức giá hợp lý.

Phiên giao dịch hôm qua (14/3), thị trường liên tục chịu sức ép do lực bán ngày càng tăng về cuối phiên. Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index ghi nhận mức giảm 6,25 điểm, tương ứng -0,49%, lùi về 1.264,26 điểm.

Trái ngược với diễn biến sàn HoSE, hai sàn còn lại vẫn giữ được sắc xanh khi HNX-Index tăng 1,5 điểm lên 239,7 điểm và UPCoM-Index nhích nhẹ trên vùng tham chiếu lên 91,6 điểm. Tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn đạt hơn 32,24 nghìn tỷ đồng.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (15/3): Tận dụng rung lắc để "gom" những cổ phiếu đã giảm về mức giá hợp lý - Ảnh 1.

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu GMD của Công ty CP Gemadept (HoSE: GMD). Ảnh: GMD

Nhà đầu tư tránh mua đuổi trong các nhịp hồi phục

Nhận định về phiên giao dịch hôm qua (14/3), Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) đánh giá, hiện tượng dịch chuyển của dòng tiền, tập trung vào nhóm cổ phiếu midcap và một số mã trễ nhịp, trong khi nhóm dẫn dắt trong nhịp tăng trước đã suy yếu là tín hiệu cho thấy nhịp tăng điểm đang thiếu tính bền vững.

Điểm tích cực là khi xu hướng tăng đang được bảo lưu, cơ hội hồi phục trở lại của VN-Index trong những phiên tới vẫn được để ngỏ.

Tuy nhiên, nếu chỉ số vượt đỉnh một lần nữa nhưng thanh khoản lại suy yếu thì rủi ro xuất hiện nhịp điều chỉnh gối đầu cần được đặc biệt lưu ý.

Vì vậy, phiên giao dịch hôm nay (15/3), nhà đầu tư được khuyến nghị tránh mua đuổi trong các nhịp hồi phục, có thể thực hiện bán chốt lời từng phần và hạ tỷ trọng các vị thế trading khi chỉ số tiếp cận vùng cản kế tiếp quanh 1.300 (+/-10) điểm.

Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI) thì đánh giá, phiên hôm qua (14/3), tại thời điểm mở cửa, VN-Index tăng điểm khá tốt, tuy nhiên càng giao dịch thì áp lực bán càng lớn, đặc biệt thanh khoản có sự tăng mạnh trong phiên hôm nay, vượt mức trung bình 20 phiên.

Tín hiệu này cho thấy ở thời điểm hiện tại dù xuất hiện tín hiệu bùng nổ về điểm số lớn, nhưng đà tăng không thể duy trì và bứt phá ngay được. Áp lực bán vẫn luôn thường trực ở vùng điểm này và khả năng cao VN-Index cần đi ngang, tích lũy lại sau những phiên biến động mạnh trước đó.

"Chúng tôi tiếp tục duy trì quan điểm mua thăm dò, ưu tiên những cổ phiếu bứt phá vượt nền tích lũy trong hai phiên tăng trước đó. Tuy nhiên, vị thế mua chỉ nên mở khi thị trường chung rung lắc để có điểm mua an toàn", chuyên gia CSI, khuyến nghị.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (15/3): Tận dụng rung lắc để "gom" những cổ phiếu đã giảm về mức giá hợp lý - Ảnh 2.

Chứng khoán BIDV (BSC) khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu KDH của Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền.

Còn theo Chứng khoán Vietcombank (VCBS), thị trường đã tăng mạnh hai phiên trước và đang ở mốc đỉnh cũ quanh 1. 260 điểm nên chưa thể bứt phá đi lên. Nếu có sự đồng thuận giữa dòng tiền và thanh khoản thì thị trường chỉ số VN-Index sẽ điều chỉnh tích lũy điểm trong các phiên tiếp theo.

"Nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng và có thể chốt lời từng phần đối với những cổ phiếu từng tăng giá mạnh và đang có dấu hiệu giảm dần, tận dụng những phiên rung lắc để giải ngân những cổ phiếu đã giảm về mức giá hợp lý", chuyên gia VCBS, khuyến nghị.

Mã cổ phiếu nào cần quan tâm?

Chứng khoán BIDV (BSC) khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu KDH của Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền (HoSE: KDH).

BSC duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu KDH và nâng giá mục tiêu lên 44.500 đồng/CP (tăng 16,2% so với giá mục tiêu cũ, tương đương upside +18,4%) mặc dù điều chỉnh giảm 16% dự phóng lợi nhuận sau thuế - cổ đông thiếu số năm 2024 chủ yếu phản ánh việc hạ tỷ lệ chiết khấu tại KDC Tân Tạo và Phong Phú 2 vì triển vọng "mở khóa" quỹ đất trên trở nên rõ ràng hơn.

Năm 2024, do điều chỉnh kỳ vọng về tiến độ triển khai tại Emeria & Clarita, BSC giảm 16% dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế - cổ đông thiếu số, lần lượt đạt 3.827 tỷ đồng (tăng 83% so với năm trước) và 874 tỷ đồng (tăng trưởng 17%) đến từ bàn giao The Privia và các sản phẩm còn lại tại Classia.

Luận điểm đầu tư dành cho KDH, đó là triển vọng lợi nhuận 2023-2026 ghi nhận mức tăng trưởng 52% CAGR.

BSC tin rằng KDH sẽ là một trong những doanh nghiệp có khả năng tận dụng lợi thế về (1) 493 ha quỹ đất ở tại TP.HCM, (2) nền tảng tài chính vững chắc (Nợ ròng/tổng tài sản là 9,9%) và (3) năng lực triển khai đã được chứng minh để "vươn mình" trong pha phục hồi của chu kỳ ngành bất động sản.

Thêm vào đó, khả năng triển khai hai đại dự án Khu dân cư Tân Tạo và Khu đô thị Phong Phú 2 rõ ràng hơn nhờ sự chủ động về nguồn vốn và chiến lược hợp tác tại cấp độ dự án với đối tác ngoại.

Trong khi đó, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) thì khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu GMD của Công ty CP Gemadept (HoSE: GMD).

Năm 2023, Gemadept ghi nhận doanh thu 3.846 tỷ đồng (giảm 1% so với năm trước), hoàn thành 98% doanh thu kế hoạch 2023, lợi nhuận sau thuế đạt 2.502 tỷ đồng (tăng trưởng 116%).

Đà tăng trưởng sản lượng hàng qua cảng GMD từ đầu 2023 đến nay dự kiến tiếp tục duy trì trong thời gian tới với động lực đến từ: (1) Triển vọng tích cực của hoạt động xuất nhập khẩu, (2) Dự án nâng cấp luồng hàng hải tại khu vực cảng Nam Đình Vũ dự kiến hoàn thành vào tháng 6 tới và (3) GMD liên tục thu hút được các tuyến tàu mới về cảng.

Thông tư 39/2023/TT-BGTVT về nâng giá sàn dịch vụ cảng biển Việt Nam sẽ tác động mạnh hơn tới khu vực cảng phía Nam của GMD, trong 2024 mức tăng giá dịch vụ ở miền Bắc dự kiến sẽ ở mức 2 – 3% trong khi mức giá dịch vụ cảng ở miền Nam có thể tăng từ 5 – 10%.

Đầu tháng 11/2023, GMD vừa công bố nghị quyết về việc sẽ chuyển nhượng toàn bộ cổ phần nắm giữ tại CTCP Cảng Nam Hải. Việc chuyển nhượng này sẽ đem về khoảng 200 tỷ đồng cho GMD, kỳ vọng có thể hoàn thành trong năm nay.

Dựa trên triển vọng doanh nghiệp và kết quả định giá, KBSV đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu GMD với mức giá mục tiêu là 94.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 19,9% so với giá đóng cửa ngày 12/03/2024.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Số người siêu giàu ở Việt Nam - là những cá nhân sở hữu tài sản từ 30 triệu USD trở lên - được ước tính là 752 người vào năm 2023, tăng 2,4% so với năm 2022. Mức tăng này cao gấp ba lần Thái Lan, với 0,8%.

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Hợp tác toàn diện với Ngân hàng LPBank, thêm người mới vào HĐQT và Ban kiểm soát, tích cực tuyển thêm hàng loạt kỹ sư để phục vụ nông nghiệp, CTCP Hoàng Anh Gia Lai kỳ vọng những kết quả năm tốt hơn 2023.

"Ông lớn" SK Group vẫn là cổ đông lớn tại Masan

"Ông lớn" SK Group vẫn là cổ đông lớn tại Masan

SK Group, tập đoàn lớn thứ hai Hàn Quốc sau Samsung tính theo doanh thu, vẫn là cổ đông lớn tại Masan Group và là một trong những đối tác lớn của tập đoàn đa ngành của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.

Samsung sẽ đầu tư mỗi năm 1 tỷ USD vào Việt Nam

Samsung sẽ đầu tư mỗi năm 1 tỷ USD vào Việt Nam

Samsung cho biết sẽ đầu tư khoảng 1 tỷ USD mỗi năm trong thời gian tới tại Việt Nam, tiếp tục tăng số lượng công ty Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng của đại tập đoàn này, và đẩy mạnh hợp tác đào tạo nhân lực.

Giám đốc mới của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam là ai?

Giám đốc mới của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam là ai?

Ngân hàng Thế giới (World Bank) hôm nay 9/5 thông báo đã bổ nhiệm bà Mariam Sherman làm Giám đốc Quốc gia mới của WB tại Việt Nam, Campuchia và Lào.

Hội thảo về ETS: Sử dụng hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải để thúc đẩy thị trường carbon tại Việt Nam

Hội thảo về ETS: Sử dụng hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải để thúc đẩy thị trường carbon tại Việt Nam

Chương trình đào tạo về Hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải (ETS) là một phần trong hoạt động hỗ trợ của Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) nhằm thúc đẩy triển khai thị trường carbon tại Việt Nam với sự hợp tác của Cục Biến đổi khí hậu (Cục BĐKH), Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT).