Tại sao con học giỏi, trường tốt, bố mẹ chăm sóc nhưng vẫn cảm thấy chán nản?

Tào Nga Thứ bảy, ngày 02/04/2022 19:00 PM (GMT+7)
Nhiều đứa trẻ tưởng như đang sống trong điều kiện quá thuận lợi, thế nhưng thực tế thì sao?
Bình luận 0

Khi lòng tự tôn của con trẻ đã mất

Trao đổi với PV báo Dân Việt, ông Nguyễn Đình Sơn, chuyên gia tâm lý tuổi vị thành niên, Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho hay: "Trong cuộc đời tham vấn nhiều năm và tiếp xúc với hàng trăm ca trầm cảm quyên sinh của học sinh khiến cho cha mẹ, thầy cô và chính học sinh hoang mang chưa có lời giải thích. Dưới góc độ của một chuyên gia tâm lý tuổi vị thành niên, tôi xin đưa ra một góc nhìn để chúng ta cần hiểu rõ hơn về những hành vi đáng tiếc này.

Trước tiên chúng ta không thể phủ nhận áp lực học đường và thời gian học tập trực tuyến kéo dài có ảnh hưởng không nhỏ đến tâm trạng của học sinh cho dù chưa có một thống kê chính thức. Thế nhưng nhiều chuyên gia trong các tổ chức y tế thế giới cũng đã đề cập đến vấn đề cần ổn định tâm lý cho các học sinh khi quay trở lại trường.

Tại sao con học giỏi, trường tốt, bố mẹ chăm sóc nhưng vẫn cảm thấy chán nản?  - Ảnh 1.

Nguyễn Đình Sơn, Chuyên gia tâm lý tuổi vị thành niên, Hội Tâm lý Giáo dục học Hà Nội. Ảnh: NVCC

Trầm cảm diễn tả một tâm trạng thất vọng, chán nản nghiêm trọng khi cảm xúc của một người bị mắc kẹt, nhất là cảm giác bị mắc kẹt trong tổn thương, tuyệt vọng, không được trợ giúp và tức giận, mà chưa có nhiều năng lượng hoặc động lực sẵn sàng thực hiện bất kỳ thay đổi tích cực nào. Một hội chứng chung là là tình trạng đau đớn bất lực khi lòng tự trọng xuống thấp.

Câu hỏi người lớn thường đặt ra tại sao con cái đi học trong trường học tốt, học sinh ngoan, gia đình chăm sóc mà con trẻ vẫn cảm thấy chán nản là gì vậy? Cuộc sống của chúng đang được che chở, đơn giản và dễ dàng. Nhưng thế giới của trẻ đang sống hai cuộc đời: Cuộc đời mà chúng ta quan sát thấy, đánh giá được và cuộc sống bí mật bên trong lớn mạnh mà chúng ta không nhìn thấy được.

Áp lực thời đi học

Một học sinh có thể bị suy nhược đến mức chán nản sau khi rút khỏi đội bóng, một đội tuyển hay bị bạn bè cô lập đồng nghĩa là không chấp nhận và mất đi vị thế. Cảm thấy tự đánh bại bản thân bởi những hệ quả tiêu cực tấn công con trẻ đến tâm trạng tuyệt vọng thông qua tự đánh giá bản thân mình bằng trách móc, trừng phạt lòng tự trọng: "Mình vừa phá hủy mọi thứ quan trọng của bản thân. Mình khiến mọi người thất vọng. Mình chẳng làm gì ra hồn ngoài thất bại!". Khi đó cảm giác hối tiếc, chỉ trích, tội lỗi hoặc xấu hổ xâm chiếm thì sự kiểm soát ý thức bản thân, ý thức về giá trị đang trong nguy cơ tổn hại tàn khốc và nghiêm trọng.

Cảm giác đau khổ nó chỉ xuất hiện nhất thời nhưng nếu cha mẹ và thầy cô lại chưa để ý đến những dấu hiệu phổ biến khiến cho học sinh bị kẹt cứng trong tâm trạng tuyệt vọng, bất lực thường xảy ra hơn. Khi chúng ta chú ý đến những mảng lớn tác động đến con trẻ như bị cô lập với gia đình bạn bè, với bản thân mất ngủ, có tâm trạng buồn, khổ và thường xuyên trách cứ bản thân, không quan tâm đến ăn uống, ngoại hình, mệt mỏi thường xuyên khiến con trẻ cảm thấy bi quan về tương lai hoặc thậm chí là hạnh hạ bản thân. Hoặc các con có biểu hiện thái độ tức giận, đập phá, và gặp rắc rối thường xuyên với bạn bè, gia đình, pháp luật. Cuối cùng là tâm trạng ám ảnh cưỡng chế khiến con trẻ kẹt cứng không thoát khỏi.

Do đó, nhìn vào vẻ bên ngoài của những dấu hiệu cảm xúc trầm cảm của con gái, cha mẹ có thể dễ thấy những biểu cảm như: khóc, chán nản, cảm giác tội lỗi, thất vọng, thờ ơ, thu mình, tự trách bản thân, chống đối, cam chịu, và lo lắng. Nhìn vào vẻ bên ngoài những dấu dấu hiệu cảm xúc trầm cảm của con trai, cha mẹ có thể nhận thấy những cảm xúc như: tức giận, thù địch, đổ lỗi, hoài nghi, phản kháng, hiếu chiến với bạn bè, mỉa mai, cáu kỉnh, thách thức, không vâng lời và tính dễ nổi khùng".

Nguyên nhân nào gây ra bệnh trầm cảm?

Theo chuyên gia Nguyễn Đình Sơn, trầm cảm là một tổng hòa các điều kiện có thể có nhiều yếu tố tạo ra: di truyền trong gia đình; mất cân bằng sinh hóa trong các não; giai đoạn tuổi vị thành niên cảm xúc bốc đồng, nhận thức méo mó về thực tế, áp lực hoặc căng thẳng trong học tập quá mức đã thổi bay lòng tự trọng của con hết lần này đến lần khác. 

Câu hỏi đặt ra cho cha mẹ, thầy cô, nhà trường đồng hành cùng con hạnh phúc nên người đòi hỏi ngoài rèn luyện trí tuệ cần phát triển sức khỏe cảm xúc và sức khỏe thể chất giúp học sinh có khả năng ứng phó với nguy cơ gây tổn thương. 

Nguyên nhân dẫn đến học sinh tự quyên sinh là mối nguy cơ cực đoan của trầm cảm là đánh mất hay làm giảm giá trị bản thân rất thấp khiến con trẻ có thể nghĩ rằng cuộc sống là không đáng sống. Tại thời điểm đó, những tác động nhẹ bên ngoài như bị la mắng hay bị xúc phạm, cô đơn, cô lập cũng có thể có ý nghĩ hoặc hành vi tự hủy hoại bản thân dẫn đến một cái chết bi thương khi chưa kịp cân nhắc thấu đáo. Theo một báo cáo tác giả Fassler và Dumas trong Hiệp hội Thần kinh của Mỹ, trầm cảm nặng cho thấy tỷ lệ của tự tử của thanh thiếu niên đã nhiều hơn gấp đôi so với 30 năm trước và độ tuổi của trẻ em ở khoảng 15-19 tuổi.

"Trong quá trình tư vấn, tôi thấy mặc dù học sinh nữ có ý nghĩ tự tử thường nhiều hơn nam, nhưng tỉ lệ tử vong ở nam lại thường nhiều hơn nữ. Có lẽ là nam học sinh có xu hướng hành động tổn thương ngay lập tức. Con trai cũng thường chọn cách một kiểu văn hóa nạn nhân phổ biến như những anh hùng. Một trong những hầu hết khung kịch bản phổ biến dẫn đến một cậu con trai tự tử vì khúc mắc sau:

- Đi vào trạng thái chán nản sau thực hiện thất bại hoặc tổn thất trong quan hệ (Vì vậy, cha mẹ cần khuyến khích con bạn nói ra sau những thất bại lớn lao, tổn thất nghiêm trọng và động viên cho những tổn thương của con).

- Thu mình vào tình trạng hay tâm trạng tâm lý cô lập với bạn bè để che giấu lòng tự trọng bị hạ thấp (Do đó, cha mẹ cần phải tăng cường sự ủng hộ của con trẻ và các biểu hiện của khẳng định bản thân con).

- Cho phép suy nghĩ méo mó để tạo ra sự phóng đại bức tranh vô vọng và bất lực (Do đó, cha mẹ cần để cung cấp quan điểm thực tế).

Khi bị trầm cảm, lòng tự trọng giảm xuống một cách đáng nguy hiểm. Nếu nỗi buồn thông thường cứ bám chặt không chịu rời đi và những dấu hiệu trầm cảm bắt đầu xuất hiện, cha mẹ nên tìm đến bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý đánh giá tình hình. 

Cuối cùng, không phải tất cả bạo lực do trầm cảm đều dẫn đến hành vi tự sát. Nó có thể là làm tổn thương, thậm chí giết người, tập trung vào đối tượng bên ngoài, đặc biệt là con trai thường có thể gánh chịu tội lỗi vì gây ra những hành vi bạo lực đầy tội lỗi. Sau đó, tự tử hoặc sát hại người khác để trả thù hoặc là kết thúc nỗi đau đớn không thể chịu đựng được.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem