Thứ sáu, 29/03/2024

Sopa mở rộng M&A tại Đông Nam Á và mạnh tay đầu tư, tuyển dụng, tái cấu trúc Leflair

PV

07/12/2021 6:30 PM (GMT+7)

Ngay sau khi chính thức IPO và niêm yết trên Nasdaq với mã giao dịch SOPA, Society Pass (Sopa) khẳng định sẽ mở rộng thị trường thông qua thúc đẩy nhanh quá trình M&A – mua bán sát nhập với các công ty start-up kinh doanh các nền tảng mua sắm, ẩm thực, du lịch trực tuyến, đồng thời, mạnh tay đầu tư để tái cấu trúc mạnh mẽ Leflair.

Chào ông. Ông có thể chia sẻ về chiến lược đầu tư sắp tới của Sopa sau khi chính thức IPO, công bố chào bán 2.888.889 cổ phiếu phổ thông với mức giá 9 đô la mỗi cổ phiếu với dự kiến thu về khoảng 26 triệu đô la Mỹ?

- Ông Ray Liang (giám đốc vận hành của Society Pass): Chúng tôi sẽ đặc biệt tập trung vào nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh tại khu vực và thế giới như Việt Nam, Philipines, Indonesia cùng các thị trường mới khác cũng đang được chú trọng như Ấn Độ và Bangladesh. Trong chiến lược chung này, Sopa cũng sẽ tiếp tục rót vốn vào nền tảng mua sắm hàng hiệu giá tốt Leflair nhằm mở rộng chiến lược đầu tư kinh doanh ra các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á trong năm 2022.

Sopa sẽ mở rộng M&A tại Đông Nam Á và mạnh tay đầu tư, tuyển dụng, tái cấu trúc Leflair - Ảnh 1.

Sopa chính thức IPO, niêm yết trên Nasdaq mở ra cơ hội lớn cho hệ sinh thái Sopa và nền tảng Leflair

Mới đây, đánh giá chung từ công ty luật White & Case có trụ sở tại Mỹ vừa có bài phân tích nhận định rằng hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A activity) tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng kỷ lục trong năm nay sau khi ghi nhận kết quả tích cực trong năm 2020. Với những chỉ số thú vị này, đồng thời, nhìn từ góc độ kinh doanh của Leflair, Việt Nam hẳn là thị trường đầu tư điểm sáng, rất đáng lưu tâm.

Nắm bắt tình hình chung, theo chiến lược của Sopa, dự kiến phần lớn số vốn huy động được từ IPO sẽ được dùng để đẩy nhanh quá trình mở rộng nền tảng thông qua việc mua lại các công ty thương mại điện tử và ứng dụng trong khu vực. 

Vậy tỷ lệ chia vốn đầu tư sẽ được chia sẻ cụ thể như thế nào?

- Số ngân sách đầu tư thực tế sẽ được cân nhắc đầu tư phù hợp, tuỳ thuộc vào số lượng công ty được Sopa có kế hoạch mua lại và rót vốn thêm tuỳ theo giai đoạn tăng trưởng của các công ty đó trong từng thị trường tương ứng.

Vậy đối tượng nào sẽ là nhóm các công ty được Sopa nhằm tới cho các thương vụ M&A?

- Society Pass là một công ty công nghệ từ Mỹ chuyên vận hành các nền tảng tiếp thị và mua sắm trực tuyến dựa trên hệ thống dữ liệu người dùng, tập trung tiếp nhận quản lý các nền tảng thương mại điện tử và kết nối hàng trăm nghìn khách hàng với hàng ngàn các thương nhân ở khắp Đông Nam Á và Nam Á. Chính vì vậy, hoạt động M&A cũng sẽ được tập trung vào bốn lĩnh vực trụ cột chính gồm: Thời trang: Làm đẹp; Ẩm thực và Du lịch nhằm góp phần kết nối và xây dựng phong cách sống đẳng cấp, chất lượng cao của người tiêu dùng tại Đông Nam Á.

Sopa sẽ mở rộng M&A tại Đông Nam Á và mạnh tay đầu tư, tuyển dụng, tái cấu trúc Leflair - Ảnh 2.

Ông Ray Liang – Giám đốc vận hành của Society Pass: "Sopa sẽ mở rộng M&A tại Đông Nam Á và mạnh tay đầu tư, tuyển dụng, tái cấu trúc Leflair".

Chúng tôi đang cố gắng xây dựng một hệ sinh thái có thể hỗ trợ lẫn nhau với những điểm tương đồng và hợp lực để thúc đẩy tăng trưởng. Thông qua những thương vụ M&A trong các năm qua, Sopa sẽ luôn nhắm đến xây dựng một mạng lưới kết nối dữ liệu lớn nhất khu vực, phục vụ cho việc xây dựng các công cụ quản lý dữ liệu khách hàng và chương trình khách hàng thân thiết cho doanh nghiệp. Sopa vẫn đang cố gắng xây dựng một hệ sinh thái có thể hỗ trợ lẫn nhau với những điểm tương đồng và hợp lực để thúc đẩy tăng trưởng.

Trong các hoạt động M&A để mở rộng hệ sinh thái và gia tăng đầu tư, Sopa đã, đang và sẽ luôn chìa tay với các doanh nghiệp startup có nền tảng kinh doanh thuộc các lĩnh vực liên quan trên. Họ có thể là những doanh nghiệp có tiềm năng kinh doanh kiếm vài triệu đô la Mỹ mỗi năm nhưng đang cần sự hậu thuẫn công nghệ, chiến lược để vươn xa hơn. Với các tệp đối tác này, Sopa sẽ cân nhắc đến việc bắt tay đầu tư, mua lại, sáp nhập chung vào hệ sinh thái của mình, nhằm giúp các doanh nghiệp startup này có cơ hội mở rộng quy mô và phát triển hiệu qủa hơn với nguồn lực từ Sopa.

Đội ngũ lãnh đạo của Sopa đã nói chuyện với khá nhiều công ty ở 3 thị trường mục tiêu là Việt Nam, Phillipines và Indonesia. SOPA cũng đặc biệt ưu tiên đàm phán và kêu gọi các công ty khởi nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam gia nhập hệ sinh thái của Sopa. Thông tin thêm sẽ sớm được công bố sau khi hoàn tất việc mua bán và sáp nhập theo luật định.

Ông và Sopa đánh giá như thế nào về thương vụ mua lại Leflair?

- Với Leflair, Sopa có thêm một nền tảng quan trọng để mở rộng hệ sinh thái của mình để mang lại cho người tiêu dùng cơ hội sở hữu các sản phẩm cao cấp và một địa chỉ mua hàng trực tuyến uy tín, phục vụ các phong cách sống khác nhau.

Leflair đang là thương vụ mua lại và đang được vận hành tốt nhất của Sopa từ trước đến nay với tốc độ tăng trưởng liên tục với mức hai con số qua mỗi tuần, đồng thời, ghi nhận số đơn hàng kỷ lục, tăng gấp 6 lần so với thời điểm chính thức mở giao dịch chỉ sau hơn 1 tháng chính thức triển khai nhận giao dịch. Đây cũng là kết quả kinh doanh vượt gấp 3 lần so với kỳ vọng của đội ngũ Leflair và Sopa.

Sopa sẽ mở rộng M&A tại Đông Nam Á và mạnh tay đầu tư, tuyển dụng, tái cấu trúc Leflair - Ảnh 3.

Phượng Hoàng lửa Leflair tái sinh với đôi cánh mới Sopa, tăng cường tuyển dụng

Yếu tố nào sẽ được Sopa ưu tiên đầu từ để đảm bảo thành công lâu dài của thương vụ Leflair?

- Yếu tố nhân lực là vấn đế được quan tâm hàng đầu. Bên cạnh đội ngũ quản lý mới từ Society Pass được chuyển qua phụ trách quản lý vận hành của Leflair nhằm đảo bảo sự phát triển bền vững và kế hoạch mở rộng của công ty trong tương lai, chúng tôi cũng không ngần ngại tiếp tục trải thảm với các nhân sự cấp cao từng vận hành và mang lại thành công cho Leflair hồi những năm 2015 để tận dụng tối đa kinh nghiệm của họ trong đào tạo nhân lực chung của đội ngũ. Đồng thời, Sopa cũng nhìn thấy tiềm năng của người Việt trong lĩnh vực công nghệ, kinh doanh tiếp thị sáng tạo. Vì vậy, hiện chúng tôi rất quan tâm đến các ứng viên trẻ, các tài năng công nghệ có năng lực của Việt Nam và sẵn sàng tạo cơ hội cho các đội ngũ tech tiềm năng phát triển.

Cảm ơn ông!

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thêm ngân hàng nước ngoài nhảy vào thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam

Thêm ngân hàng nước ngoài nhảy vào thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam

Thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam vừa có thêm một "tay chơi" mới, là một ngân hàng nước ngoài, sau khi ngân hàng SCB từ Thái Lan mua lại 100% công ty Home Credit Việt Nam vào cuối tháng 2 vừa qua.

Cổ phiếu LPB có thông tin gì mà "ngược sóng" thị trường phiên sáng nay?

Cổ phiếu LPB có thông tin gì mà "ngược sóng" thị trường phiên sáng nay?

Tạm đóng cửa phiên sáng nay (29/3), cổ phiếu LPB của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (HoSE: LPB) tăng gần 3%, lên 17.400 đồng/CP, trong khi đó, các mã cổ phiếu ngân hàng khác đều "rực lửa" như VCB, BID, CTG, MBB, TCB...

Hệ thống giao dịch của VNDirect dự kiến hoạt động trở lại vào 1/4?

Hệ thống giao dịch của VNDirect dự kiến hoạt động trở lại vào 1/4?

Sáng nay (29/3), VNDirect thông báo đã thực hiện thông luồng giao dịch thành công trên môi trường giả lập vào 21 giờ ngày hôm qua 28/3.

Bình Dương sẵn sàng cho nhà đầu tư Úc đến kinh doanh

Bình Dương sẵn sàng cho nhà đầu tư Úc đến kinh doanh

Đoàn công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh Bình Dương đang có mặt tại Úc để quảng bá và giới thiệu cơ hội đầu tư tại tỉnh đến các hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư và các tổ chức ở nước Úc. Tỉnh cam kết hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư ở mức tốt nhất có thể trong sản xuất kinh doanh.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (29/3): Mảng cho vay ký quỹ sẽ giúp Chứng khoán HSC tăng thêm thị phần?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (29/3): Mảng cho vay ký quỹ sẽ giúp Chứng khoán HSC tăng thêm thị phần?

Tính đến 31/12/2023, dư nợ cho vay ký quỹ của HSC đạt hơn 12.135 tỷ đồng, tăng 64% so với cùng kỳ. MSVN cho biết sự vận hành của hệ thống KRX kỳ vọng sẽ hỗ trợ tăng thanh khoản giao dịch và tăng giá của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, sẽ giúp cho mảng môi giới và ký quỹ của HSC được cải thiện.

Lần đầu "chia tiền" sau 1 thập kỷ, cổ phiếu Techcombank hút dòng tiền cá mập hơn 1.455 tỷ đồng

Lần đầu "chia tiền" sau 1 thập kỷ, cổ phiếu Techcombank hút dòng tiền cá mập hơn 1.455 tỷ đồng

Chính sách chia cổ tức và phát hành cổ phiếu thưởng của Techcombank trình cổ đông là một sự thay đổi lớn của Techcombank sau 10 năm liên tiếp giữ lại lợi nhuận để củng cổ nền tảng vốn, phát triển kinh doanh.