Thứ sáu, 17/05/2024

"Sếp lớn" EVN phân trần chuyện lỗ 28.700 tỷ đồng

27/09/2023 2:36 PM (GMT+7)

Ông Nguyễn Xuân Nam, Phó Tổng Giám đốc EVN phân trần do chênh lệch chi phí đầu vào và giá bán ra lớn, cộng với EVN phải làm công tác xã hội, nên mới phát sinh khoản lỗ khủng của tập đoàn này từ năm 2022, 2023. Trong 8 tháng năm 2023, EVN ghi nhận số lỗ lũy kế hơn 28.700 tỷ đồng.

Tại Tọa đàm về "Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp: Nhìn lại và hướng tới" vừa được tổ chức mới đây, theo Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn EVN Nguyễn Xuân Nam, giá điện bán lẻ dù tăng 3%, nhưng mới chỉ giảm bớt một chút khó khăn về dòng tiền, còn tập đoàn này gặp nhiều khó khăn về giá và cung ứng điện.

"Sếp lớn" EVN phân trần chuyện giá điện đã tăng vẫn lỗ 28.700 tỷ đồng trong 8 tháng - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Xuân Nam, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Lỗ khủng hơn 28.700 tỷ đồng

Theo ông Nguyễn Xuân Nam ngoài nhiệm vụ kinh tế, hạch toán lỗ lãi, EVN còn được giao nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội và cung ứng điện cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, gồm các vùng sâu, vùng xa, biển đảo.

Ông cho rằng tại các vùng sâu, xa, khó khăn, biển đảo, giá thành sản xuất kinh doanh điện có thể lên tới 7.000 đồng một kWh, song giá bán lẻ điện chỉ ở mức 1.900 đồng mỗi kWh. "Trong bối cảnh đảm bảo an sinh xã hội là ưu tiên hàng đầu thì EVN phải chấp nhận giá bán thấp hơn giá thành", ông Nam thông tin.

Cùng với đó, giá nhiên liệu đầu vào cho nhiệt điện như than, dầu tăng đột biến đã khiến nhiều doanh nghiệp phát điện lỗ do chênh lệch chi phí và giá bán, khiến họ khó khăn. Đơn cử như năm 2022, giá than có thời điểm 400 USD/tấn, tăng gấp 5 lần năm trước. trong khi tỷ trọng nhiệt điện than chiêm hơn 50% của ngành điện.

Mới đây, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp gửi Bộ KH&ĐT trong 8 tháng năm 2023, EVN ghi nhận số lỗ lũy kế hơn 28.700 tỷ đồng.

Trước đó, năm 2022, EVN đã lỗ hơn 26.000 tỷ đồng do kinh doanh điện và lỗ tỷ giá, trong đó số lỗ này vẫn chưa giải quyết được trong các năm 2022 và năm 2023. Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã đề xuất cấp có thẩm quyền tính toán khoản lỗ vào giá điện.

"Sếp lớn" EVN phân trần chuyện giá điện đã tăng vẫn lỗ 28.700 tỷ đồng trong 8 tháng - Ảnh 2.

Trong 8 tháng năm 2023, EVN ghi nhận số lỗ lũy kế hơn 28.700 tỷ đồng. Ảnh: TBKTSG

Hiện theo EVN, dù giá than, dầu cho nhiệt điện đã giảm, song vẫn ở mức cao tương ứng 180-220 USD/tấn, cao hơn bình quân 50% so với năm 2021; giá dầu ở mức 93 USD/ thùng, tăng gấp rưỡi so với năm 2021.

Hiện nay, Bộ Công Thương đang dự thảo sửa đổi Quyết định 24/2017 của Chính phủ về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Trong đó, nội dung đáng chú ý nhất tại dự thảo này là cho phép EVN thu hồi khoản lỗ sản xuất kinh doanh, tính giá điện dựa trên quy định pháp luật.

Cơ quan này cho biết cơ cấu giá bán lẻ điện bình quân hàng năm gồm chi phí các khâu trong chuỗi sản xuất, cung ứng điện (phát điện, truyền tải, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống, điều hành giao dịch thị trường, chi phí dịch vụ phụ trợ, quản lý chung của EVN) và các khoản khác chưa được tính vào giá điện, để đảm bảo phản ánh được đúng giá thành và sau đó là có lợi nhuận phù hợp.

Lỗ từ chênh lệch tỷ giá 14.725 tỷ đồng chưa được hạch toán

Theo EVN, số lỗ từ chênh lệch tỷ giá trong 4 năm (2019-2022) chưa được hạch toán của EVN khoảng 14.725 tỷ đồng, theo công bố kết quả kiểm tra giá thành sản xuất điện năm 2022 của Bộ Công Thương.

Báo cáo từ EVN cho biết năm 2023, kế hoạch đầu tư xây dựng của EVN là 94.860 tỷ đồng. Với kết quả sản xuất kinh doanh lỗ, EVN không thể trả nợ đúng hạn. Các ngân hàng, tổ chức tín dụng sẽ khó khăn hơn trong việc phê duyệt các khoản vay, hạn mức vay cho EVN.

Ngoài ra chi phí, lãi suất các khoản vay tăng lên, do đánh giá mức độ rủi ro tăng thêm đối với bên cho vay. Vì vậy, EVN đề xuất có giải pháp tháo gỡ khó khăn tài chính, trong đó có điều chỉnh giá bán lẻ điện đầy đủ và kịp thời theo biến động các thông số đầu vào.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công TP.HCM sẽ đạt hiệu quả cao

Điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công TP.HCM sẽ đạt hiệu quả cao

Tổng số trụ sở các cơ quan, đơn vị ở TP.HCM có điện mặt trời áp mái là 440 trụ sở với tổng công suất lắp đặt 43,312MWp; dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 650 tỷ đồng, theo ông Nguyễn Phương Duy, Phó trưởng phòng Quản lý năng lượng, Sở Công Thương TP.HCM.

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Sở Công Thương TP.HCM hôm nay 17/5 tổng kết kết quả về hợp tác thúc đẩy năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau 5 năm tại thành phố.

TP.HCM: Tạm giữ hơn 700 nhẫn, dây chuyền, lắc tay không rõ nguồn gốc

TP.HCM: Tạm giữ hơn 700 nhẫn, dây chuyền, lắc tay không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng tại thành phố và tạm giữ 719 sản phẩm vi phạm.

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024 thay vì chỉ đến cuối tháng 6/2024.

Thủ tướng: Xử lý nghiêm sai phạm trên thị trường vàng

Thủ tướng: Xử lý nghiêm sai phạm trên thị trường vàng

Xử lý nghiêm sai phạm trên thị trường vàng, không để tỉ giá ảnh hưởng kinh tế vĩ mô; huy động ngay 100 nghìn tỷ đồng phục vụ các dự án trung hạn giai đoạn 2021-2025. Đây là một số yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.