Thứ tư, 08/05/2024

Rau quả xuất khẩu vào EU có lợi thế nhưng chưa tận dụng hết cơ hội

08/05/2022 1:00 PM (GMT+7)

Vì thế thị phần rau quả xuất khẩu của Việt Nam tại các khu vực EU còn hết sức khiêm tốn, con số này chỉ chiếm dưới 1% nhu cầu thị trường châu Âu.


Dự án “Tăng cường năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành hàng gia vị, rau, quả Việt Nam” sẽ góp phần thực hiện hóa mục tiêu đưa xuất khẩu các sản phẩm nông lâm, thủy sản đạt hơn 50 tỷ USD vào năm 2025 và đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu chất lượng cao trong khu vực ASEAN và trên thế giới. Đây là thông tin đưa ra tại Hội thảo Khởi động Dự án “Tăng cường năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành hàng gia vị, rau, quả Việt Nam” được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Oxfam tổ chức sáng nay (6/5), tại Hà Nội.

Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, nước ta có nhiều lợi thế, tiềm năng về vị trí địa lý, đất đai, lao động và các điều kiện sinh thái để phát triển tốt một nền nông nghiệp sinh thái bền vững đa ngành, đa canh với nhiều loại nông sản xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn. Trong đó, các loại rau quả, gia vị là những mặt hàng nông nghiệp được nhà nước quan tâm đầu tư phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu, tiêu thụ.

Rau quả xuất khẩu vào EU có lợi thế nhưng chưa tận dụng hết cơ hội - Ảnh 1.

Hội thảo Khởi động Dự án “Tăng cường năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành hàng gia vị, rau, quả Việt Nam”.


Xuất khẩu rau quả là một hướng đi tốt cho các doanh nghiệp và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những năm gần đây, nước ta đang nỗ lực đa dạng hóa thị trường xuất khẩu hàng rau quả sang các châu lục, và trong năm vừa qua đã cho thấy sự chuyển dịch rõ nét tỷ trọng xuất khẩu hàng rau quả sang châu Âu và châu Mỹ tăng cao. Cụ thể trị giá xuất khẩu rau quả tới thị trường châu Âu có tốc độ tăng trưởng đạt 303 triệu USD trong năm 2021, tăng 17,4% so với năm 2020.

Tuy nhiên, theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, mặt hàng rau quả của Việt Nam dù được đánh giá có lợi thế, song chưa tận dụng được hết các cơ hội. Vì thế thị phần tại các khu vực EU còn hết sức khiêm tốn, con số này chỉ chiếm dưới 1% nhu cầu thị trường châu Âu.

“Những tồn tại và điểm yếu của rau quả xuất khẩu có thể kể đến như cơ cấu giữa các mặt hàng chưa cân đối nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Sản lượng và chất lượng sản phẩm chưa ổn định, rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật của rau quả và gia vị xuất khẩu của các doanh Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường châu Âu. Cùng với đó, các doanh nghiệp xuất khẩu còn thiếu thông tin và nguồn nhân lực để đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng. Các ngành rau quả và gia vị của Việt Nam thiếu các cơ chế hiệu quả để nâng cao năng lực toàn ngành và quảng bá cho các sản phẩm”, ông Hoàng Quang Phòng nêu rõ.

Dự án “Tăng cường năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành hàng gia vị, rau, quả Việt Nam” được triển khai nhằm tăng cường năng lực xuất khẩu vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành hàng gia vị, rau, quả. Qua đó, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Dự án được triển khai trong 2 năm, từ năm nay đến hết năm sau (2023), trong đó EU hỗ trợ 80% kinh phí để triển khai và được thực hiện thông qua hỗ trợ kỹ thuật chuyên sâu cho doanh nghiệp, để đáp ứng các tiêu chuẩn được EU công nhận về an toàn thực phẩm, thực hành bền vững; hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường và tiếp cận các đối tác EU nhằm thúc đẩy các cơ hội xuất khẩu; tăng cường năng lực của ngành và danh tiếng của các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.

Bà Vũ Thị Quỳnh Hoa, Giám đốc quốc gia Oxfam tại Việt Nam cho biết, với sự ủng hộ và hợp tác của các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, các Hiệp hội doanh nghiệp các nước trong EU… quá trình triển khai dự án trong 2 năm nay sẽ góp phần vào mục tiêu xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản đạt hơn 50 tỷ USD năm 2025, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu chất lượng cao trong khu vực ASEAN và trên thế giới. Từ đó củng cố địa vị vững chắc của Việt Nam trong chuỗi cung ứng về nông lâm thủy sản toàn cầu.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Điểm mới của phiên đấu thầu vàng miếng SJC hôm nay 8/5

Điểm mới của phiên đấu thầu vàng miếng SJC hôm nay 8/5

Khối lượng đấu thầu tối thiểu của một thành viên quy định trong tháng 4/2024 là 1.400 lượng vàng SJC nhưng hôm nay 8/5, quy định giảm đi một nửa để còn 700 lượng, tương đương 7 lô thầu.

Giá vàng hôm nay 7/5: Vàng SJC lập kỷ lục 86,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 7/5: Vàng SJC lập kỷ lục 86,5 triệu đồng/lượng

Sáng 7/5, giá vàng thế giới hôm nay tăng bật trở lại nhờ sự suy yếu của đồng USD. Trong nước vàng SJC lập kỷ lục chưa từng có 86,5 triệu đồng/lượng.

Him Lam Thường Tín bàn giao sổ hồng sở hữu lâu dài, sở hữu nhà ở yên tâm hơn!

Him Lam Thường Tín bàn giao sổ hồng sở hữu lâu dài, sở hữu nhà ở yên tâm hơn!

Vừa qua, những cư dân đầu tiên của dự án Him Lam Thường Tín chính thức nhận bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng) từ chủ đầu tư.

Giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Gạo đắt nhất thế giới 2,5 triệu đồng/kg

Gạo đắt nhất thế giới 2,5 triệu đồng/kg

Nhật Bản là quốc gia sở hữu loại gạo đắt nhất thế giới, có tên Kinmemai Premium.

Hủy đấu thầu vàng miếng SJC lần 3 - đây là lý do

Hủy đấu thầu vàng miếng SJC lần 3 - đây là lý do

Do giá đấu thầu vàng quá cao khi giá vàng thế giới đang ở mức cao, phiên đấu thầu vàng miếng SJC hôm nay 3/5 chỉ có 1 đơn vị tham gia. Vì vậy, phiên đấu thầu thứ 3 này lại bị hủy như 2 lần trước.