Thứ ba, 21/05/2024

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (7/2): Phiên giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết, chọn mã nào để đón "sóng"?

07/02/2024 6:30 AM (GMT+7)

Hôm nay (7/2) là phiên giao dịch chứng khoán cuối cùng của năm Quý Mão, nhiều khả năng dòng tiền vẫn duy trì trạng thái thận trọng và nghỉ ngơi trước lễ nên sẽ khó có sự bùng nổ về thanh khoản. Tuy nhiên, kỳ vọng vẫn duy trì tích cực về mặt điểm số dù khả năng rung lắc là khá cao...

Đóng cửa phiên giao dịch hôm qua (6/2), sàn HoSE có 244 mã tăng và 212 mã giảm, VN-Index tăng 2,42 điểm (+0,20%), lên 1.188,48 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 619,7 triệu đơn vị, giá trị 14.623,6 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 53,5 triệu đơn vị, giá trị 1.783,9 tỷ đồng.

Khối ngoại phiên này cũng đảo chiều bán ròng mạnh với giá trị hơn 400 tỷ đồng, tập trung bán mạnh VHM, GEX, HPG…

Trên sàn HNX, có 91 mã tăng và 58 mã giảm, HNX-Index tăng 0,35 điểm (+0,15%), lên 230,63 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 84,4 triệu đơn vị, giá trị 1.743,4 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,23 triệu đơn vị, giá trị 91,2 tỷ đồng.

Còn trên UPCoM, chỉ số UPCoM-Index chốt phiên tăng 0,34 điểm (+0,38%), lên 88,86 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 21,9 triệu đơn vị, giá trị 350,7 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,54 triệu đơn vị, giá trị 84,7 tỷ đồng.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (7/2): Phiên giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết, chọn mã nào để đón "sóng"?- Ảnh 1.

Chứng khoán MB (MBS) khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu HDG của Công ty CP Tập đoàn Hà Đô. Ảnh: Tập đoàn Hà Đô

Khả năng thị trường sẽ rung lắc mạnh

Phiên giao dịch hôm nay (7/2), các công ty chứng khoán đều đưa ra nhận định, khả năng VN-Index có thể rung lắc mạnh khi hướng đến vùng kháng cự tâm lý 1.200 điểm.

Cụ thể, Chứng khoán Beta (Beta) đánh giá, về mặt xu hướng, VN-Index vẫn đang duy trì nằm trên các đường MA10 và MA20 hàm ý xu hướng tăng ngắn hạn vẫn đang được duy trì và hướng về mốc kháng cự tâm lý 1.200 điểm. Trong giai đoạn hiện nay, vùng 1.160 – 1.170 điểm sẽ đóng vai trò hỗ trợ cho VN-Index.

Hôm nay (7/2) là phiên giao dịch cuối cùng của năm Quý Mão, nhiều khả năng dòng tiền vẫn duy trì trạng thái thận trọng và nghỉ ngơi trước lễ nên sẽ khó có sự bùng nổ về thanh khoản nhưng kỳ vọng vẫn duy trì tích cực về mặt điểm số dù khả năng rung lắc là khá cao.

Tuy nhiên, dòng tiền vẫn đang cho thấy có sự phân hóa khi ưu tiên phân bổ vào cổ phiếu của những doanh nghiệp cũng như ngành nghề được kỳ vọng có triển vọng khả quan trong năm 2024. Mặt bằng lãi suất thấp được kỳ vọng sẽ tiếp tục hỗ trợ thị trường chứng khoán sau kỳ nghỉ lễ.

Trong khi đó, Chứng khoán Đông Á (DAS) thì cho rằng, chỉ số VN-Index đang đi ngang ổn định quanh vùng 1.180 - 1.190 điểm. Xu hướng của VN-Index vẫn là tích lũy và tăng trung hạn.

Nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ danh mục nhóm cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt trong kỳ báo cáo vừa qua, quan tâm nhóm cổ phiếu chứng khoán, khu công nghiệp, vật liệu xây dựng, ngân hàng.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (7/2): Phiên giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết, chọn mã nào để đón "sóng"?- Ảnh 2.

Hà Đô được MBS đánh giá là nằm trong số ít các DN bất động sản hiện không quá áp lực về dòng tiền. Ảnh: Tập đoàn Hà Đô

Còn theo Chứng khoán Vietcombank (VCBS), nhà đầu tư được khuyến nghị tận dụng những phiên rung lắc, chỉ giải ngân, gia tăng tỷ trọng ở vùng hỗ trợ đối với những cổ phiếu có xu hướng tích lũy tốt và vẫn đang có diễn biến sideway như chứng khoán, logistics, bất động sản. Bên cạnh đó tiếp tục hiện thực hóa lợi nhuận từng phần đối với cổ phiếu chạm kháng cự và đà tăng yếu lại.

Mã cổ phiếu nào hấp dẫn?

Phiên hôm nay (7/2), Chứng khoán MB (MBS) khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu HDG của Công ty CP Tập đoàn Hà Đô.

Quan điểm đầu tư của MBS, doanh thu Công ty CP Tập đoàn Hà Đô trong quý IV/2023 giảm 25% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do doanh thu mảng bất động sản nhà ở giảm mạnh 72% trong bối cảnh doanh nghiệp chưa mở bán dự án mới. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng tăng 10%, hỗ trợ bởi biên lợi nhuận gộp bất động sản cải thiện và chi phí tài chính giảm mạnh 20%.

Cả năm 2023, doanh thu giảm 20% đạt 2.882 tỷ đồng chủ yếu do không mở bán các dự án bất động sản mới và thủy văn kém hơn năm 2022. Biên lợi nhuận gộp cả năm giảm 2 điểm %, kéo lợi nhuận gộp giảm 22% tương ứng với doanh thu.

Chi phí tài chính tăng 10,6% chủ yếu đến từ lỗ chênh lệch tỷ giá khoản vay gốc ngoại tệ. Theo đó, lợi nhuận ròng cả năm 2023 đạt 713 tỷ đồng, giảm 35% và chỉ hoàn thành 76% dự phóng trước của chúng tôi.

Nhìn sang giai đoạn 2024-2025, dự kiến doanh thu mảng điện sẽ lần lượt tăng 6% trong 2024 sau đó giảm nhẹ 4% trong 2025, đạt 2.046 tỷ đồng và 1.960 tỷ đồng, tiếp tục đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu. Trong đó, sản lượng thủy điện sẽ có sự phục hồi nhẹ từ nửa cuối 2024 hỗ trợ bởi các nhà máy luôn duy trì mực nước tốt và pha El Nino kết thúc. Điện năng lượng tái tạo sẽ duy trì mức sản lượng ổn định.

MBS nhận thấy động lực chính cho tăng trưởng lợi nhuận HDG đến từ mở bán Charm Villa GĐ3. Hiện tại, dự án đã được hoàn thiện toàn bộ mặt ngoài của sản phẩm, và sẵn sàng mở bán. Trong bối cảnh không gặp áp lực về dòng tiền, doanh nghiệp vẫn đang chờ đợi thời điểm tốt của thị trường để có thể hưởng lợi từ đà tăng giá bán tại khu vực.

MBS dự tính dự án sẽ đem về tổng cộng 2.108 tỷ đồng doanh thu và 971 tỷ đồng lợi nhuận ròng, với tiến độ bàn giao lần lượt 34%/41%/25% trong giai đoạn 2024-2026. Theo đó, lợi nhuận ròng của HDG dự kiến sẽ tăng trưởng lần lượt 37% và 18% đạt 977 tỷ đồng và 1.149 tỷ đồng trong 2024-2025.

Trong bối cảnh giá cổ phiếu HDG đã chiết khấu gần 13%, phản ánh những lo ngại của nhà đầu tư về những vụ việc sai phạm của nhóm điện mặt trời, MBS nhận thấy đây là cơ hội tốt để tích lũy một cổ phiếu có định giá rẻ (P/E 2024 8.6x, thấp hơn 16% so với trung bình ngành) và tài sản chất lượng.

MBS sử dụng phương pháp định giá thành phần SOTP, và đưa ra giá mục tiêu 32.300 đồng/CP với tiềm năng tăng giá 24%, sau khi đã lượng hóa những rủi ro từ các dự án sai phạm, đồng thời khuyến nghị mua cổ phiếu HDG.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT của ông Trương Gia Bình liên tục chinh phục định giá mới trong lịch sử hoạt động đã đưa vốn hoá của doanh nghiệp tăng cao. Các cổ phiếu công nghệ khác cũng đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư khi nhiều mã trong ngành bật tăng từ tháng 4, đẩy mặt bằng giá lên cao.

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

Hiện có bốn ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu, gồm: Ngân hàng Đông Á (DongABank), Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank) và Dầu khí toàn cầu (GPBank). Các ngân hàng này cũng đang được NHNN kiểm soát đặc biệt.

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều công ty trên sàn chứng khoán như FPT, Nhựa Tiền Phong, Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, Cơ khí và khoáng sản Hà Giang đang nằm trong danh sách 31 doanh nghiệp thoái vốn đợt 2/2024 của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Nhiều nhà đầu tư lo ngại bị "bỏ rơi" vì vẫn đang đứng ngoài quan sát khi VN-Index tăng một mạch hơn 100 điểm chỉ trong thời gian ngắn

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa quyết định chuyển 2 mã cổ phiếu DAG và TNA từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch, bắt đầu vào ngày 24/5/2024.

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Đến hết năm 2025, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC sẽ giảm từ 95,44% xuống mức hơn 65% theo quyết định của Chính phủ. Becamex đang trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 4.700 ha.