Thứ năm, 28/03/2024

Phát triển logistics tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu

19/01/2022 6:30 AM (GMT+7)

Phát triển logistics để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu, đó là kiến nghị của doanh nghiệp tại hội thảo “Giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhằm tạo thuận lợi thương mại trong bối cảnh Covid-19”.

Theo Đề án phát triển xuất khẩu trên địa bàn TP.HCM đến năm 2025 và tầm nhìn 2030, thành phố đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu trong giai đoạn 2021 –2025 bình quân 9,5%/năm. Tuy nhiên, do tác động nặng nề của dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu năm 2021 chỉ đạt 44,9 tỷ USD, tăng 1% so với năm 2020.

Hầu hết các thị trường xuất khẩu chủ yếu của TP.HCM kim ngạch xuất khẩu đều giảm, như: Trung Quốc giảm 8,7%, Hoa Kỳ giảm 2,3%, Nhật Bản giảm 14,7%... Hiện nay, dịch bệnh đang được kiểm soát nhưng hoạt động sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp khó phục hồi sớm.

Phát triển logistics để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu - Ảnh 1.

Thiếu hụt container nên khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu. (Ảnh: Lệ Hằng)

Doanh nghiệp khó khăn do thiếu lao động, giá cước vận tải biển tăng cao, thiếu container, thiết bị bốc dỡ và tàu chuyên chở, khiến các chuỗi cung ứng đối mặt áp lực lớn. Trong đó, khó khăn lớn nhất là chi phí logistics tăng rất cao. Một số thị trường xuất khẩu có xu hướng tăng cường áp dụng nhiều biện pháp để phòng chống dịch, gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp.

TP.HCM đang đẩy mạnh cải cách thủ thủ tục hành chính, tạo thuận lợi thương mại cho doanh nghiệp, như: hàng hóa xuất nhập khẩu thông quan luồng xanh chiếm đến 80%, luồng đỏ 2%. Tuy nhiên, các thủ tục hành chính vẫn còn khó khăn, hạn chế. Trong đó, thủ tục kiểm tra chuyên ngành chưa tiện lợi cho doanh nghiệp.

Tại hội thảo, đại biểu cho rằng, TP.HCM cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Đồng thời cần đẩy mạnh phát triển logistics để kéo giảm chi phí cho doanh nghiệp, vì hiện nay, việc kết nối vận chuyển đường bộ, thủy chưa đồng bộ, làm chi phí tăng cao.

Phát triển logistics để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu - Ảnh 2.

Hàng hóa của doanh nghiệp ở Cảng Cát Lái, TP Thủ Đức chờ xuất khẩu. (Ảnh: Lệ Hằng)

Về phía doanh nghiệp xuất khẩu, cần tận dụng tốt các hiệp định tự do thương mại đang có lộ trình cắt giảm thuế. Doanh nghiệp cần lưu ý về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, vì hiện nay một số nơi có xu hướng áp dụng phòng vệ thương mại, nếu doanh nghiệp bị áp thuế lẩn tránh phòng vệ thương mại thì mức thuế sẽ cao gấp nhiều lần.

Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sau dịch bệnh, ông Nguyễn Khắc Hiếu, Phó trưởng phòng Quản lý Xuất nhập khẩu - Sở Công Thương TP.HCM cho biết: “Cải cách thủ tục hành chính, thành phố sẽ hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp các thủ tục thông quan hàng hóa. Sở cũng có kế hoạch hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, Sở triển khai kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh tham gia vào các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới để xúc tiến, xuất khẩu”.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Chứng khoán tháng 4 và mùa họp đại hội đồng cổ đông

Chứng khoán tháng 4 và mùa họp đại hội đồng cổ đông

Rung lắc mạnh trong tháng 3 khi đón nhận các thông tin tốt xấu đan xen, diễn biến thị trường chứng khoán trong tháng 4 liệu sẽ ra sao?

Ít hãng bay nhưng lại cạnh tranh khốc liệt!

Ít hãng bay nhưng lại cạnh tranh khốc liệt!

Trong khi hành khách ngày càng phải trả chi phí cao hơn để đi máy bay, các hãng hàng không vẫn tiếp tục thua lỗ mà gần nhất là câu chuyện Pacific Airlines

“Ông trùm” gia vị tiết lộ bí quyết giúp Dh Foods có mặt ở hơn 10 quốc gia

“Ông trùm” gia vị tiết lộ bí quyết giúp Dh Foods có mặt ở hơn 10 quốc gia

Nhờ kiên trì tiêu chí sản phẩm sạch, không dùng nguyên liệu nhân tạo, Dh Foods không những đứng vững tại thị trường gia vị Việt Nam mà còn tiến sâu vào thị trường quốc tế.

Gói "đầu tư giáo dục" hay chiêu "lấy mỡ nó rán nó"?

Gói "đầu tư giáo dục" hay chiêu "lấy mỡ nó rán nó"?

Chiêu huy động vốn từ phụ huynh học sinh để chủ đầu tư một số trường tư thục lấy đó làm vốn kinh doanh – chiêu này không mới. Tuy nhiên, nó được khoác lên bằng những cái tên mỹ miều như "gói đầu tư giáo dục" hay "học phí 0 đồng".

Kiếm tiền thật từ thị trường carbon

Kiếm tiền thật từ thị trường carbon

Chuyện tín chỉ carbon và giao dịch carbon đem lại tiền tươi thóc thật là có thật: Ngân hàng Thế giới (WB) hôm nay 21/3 công bố đã chi trả 51,5 triệu USD cho Việt Nam.

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,8 tỷ đồng: Sự thỏa hiệp của Eximbank

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,8 tỷ đồng: Sự thỏa hiệp của Eximbank

Eximbank và ông H.A đã thống nhất phương án giải quyết dứt điểm vụ việc nợ thẻ tín dụng trên tinh thần đảm bảo quyền lợi cho cả 2 bên trong thời gian sớm nhất.