Thứ sáu, 19/04/2024

Phân vùng chống dịch, nông sản, thực phẩm Hà Nội vận chuyển từ vùng 2, 3 vào vùng 1 thế nào?

06/09/2021 7:00 AM (GMT+7)

Hà Nội phân vùng chống dịch từ 6 giờ ngày 6/9/2021 đến 6 giờ ngày 21/9/2021. Cụ thể, vùng 1 - khu vực đô thị trung tâm; vùng 2 - phía Bắc, Đông Sông Hồng; vùng 3 - phía Tây, phía Nam thành phố. Tuy phân vùng chống dịch nhưng ngành nông nghiệp khẳng định nông sản, thực phẩm luôn sẵn sàng cung ứng cho người dân Thủ đô.

Hơn nghìn đầu mối sẵn sàng cung ứng nông sản, thực phẩm cho Hà Nội

Theo báo cáo của Tổ công tác đặc biệt phía Bắc của Bộ NNPTNT (Tổ công tác 3430), sau khi cân đối cung - cầu, các tỉnh ở phía Bắc có thể cung cấp cho Hà Nội gần 67.000 tấn thịt lợn; 6.700 tấn thịt trâu bò; 142 triệu quả trứng. 

Trong khi theo tính toán của Hà Nội mỗi tháng Hà Nội nhập từ tỉnh ngoài 5.420 tấn thịt các loại, 7 triệu quả trứng và 4.200 tấn thực phẩm chế biến.

Hà Nội hiện đang duy trì 1,34 triệu con lợn, 39,8 triệu con gia cầm, 157.400 con trâu bò. Hà Nội cũng có 732 cơ sở giết mổ; 400 cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản, trong đó chế biến thịt chiếm 42,6%.

Về rau, củ, quả, diện tích gieo trồng cây rau, màu vụ mùa của Hà Nội đạt 18.506,3 ha, cung ứng khoảng 1.280 – 1.350 tấn rau tươi/ngày cho người dân Thủ đô.

Ngoài ra, diện tích cây ăn quả của Hà Nội hiện có là 19.390 ha, cho thu hoạch từ nay đến tháng 1/2022 với sản lượng khoảng 164.210 tấn.

Hà Nội phân vùng chống dịch, nông sản, thực phẩm vận chuyển từ vùng 2, 3 vào vùng 1 thế nào? - Ảnh 1.

Hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích đảm bảo đầy đủ lương thực, thực phẩm cho người dân Thủ đô khi Hà Nội phân vùng chống dịch. (Nguồn: moit.gov.vn).

Nhu cầu rau củ phục vụ tiêu dùng cho người dân Hà Nội khoảng 103.300 tấn/tháng nhưng khả năng đáp ứng thời điểm hiện tại khoảng 60.000 tấn/tháng, đạt 58%, nhu cầu cần cung cấp từ các tỉnh, thành phố khác là 43.300 tấn (42%).

Đối với thủy sản, hiện trung bình mỗi tháng lượng thủy hải sản Hà Nội cần là 19.250 tấn/tháng nhưng khả năng tự đáp ứng chỉ đạt 10.150 tấn/tháng, nhu cầu cần cung cấp từ các tỉnh, thành phố khác là 9.100 tấn/tháng (47,3%).

Đề nghị Hà Nội tạo điều kiện cho tiêu thụ nông sản thuận lợi

Theo phân vùng chống dịch, vùng 2, vùng 3 của Hà Nội là những vùng sản xuất lương thực, thực phẩm, thủy sản, chăn nuôi chủ lực của Thủ đô. Nhiều người băn khoăn, việc vận chuyển nông sản, thực phẩm sẽ như thế nào?

Để đảm bảo lưu thông hàng hóa, tính đến ngày 31/8, TP.Hà Nội có 51.111 xe ô tô được cấp luồng xanh quốc gia; 26.133 xe máy được cấp mã QR của Sở Giao thông vận tải. Dự kiến, Sở Giao thông vận tải sẽ huy động 528 xe tải của các doanh nghiệp tham gia vào cung ứng, vận chuyển hàng hóa.

Theo Sở Công Thương Hà Nội, để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của người dân khi Hà Nội phân vùng chống dịch, thành phố cũng hình thành 600 điểm bán hàng hóa thiết yếu gồm: 565 điểm bán hàng đặt tại các quận, huyện của thành phố; 35 siêu thị, hệ thống phân phối, sàn thương mại điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân Thủ đô. 

Các điểm này đều bán thực phẩm tươi sống, chế biến, hàng hóa thiết yếu, theo hình thức đặt hàng qua điện thoại, trang web, qua mạng xã hội Zalo, các ứng dụng như Apps, kênh Gozek, Now…

Đối với các chợ trong phân vùng 1, tiểu thương chủ động lấy hàng từ nguồn đầu mối tại chỗ. Trong trường hợp nguồn cung chưa đủ, Thành phố sẽ cho vận hành các điểm trung chuyển để làm điểm giao nhận hàng hóa cho tiểu thương các chợ. 

"Người dân yên tâm không cần mua sắm tích trữ, chỉ mua đủ dùng cho 3 ngày/tuần theo lịch đi mua hàng" - Sở Công Thương Hà Nội khuyến nghị.

Để đảm bảo việc tiêu thụ nông sản cho người dân, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cũng đề nghị UBND TP. Hà Nội và các địa phương có chính sách hỗ trợ cho chủ xe, lái xe, phương tiện giao thông để giảm chi phí vận chuyển tạo điều kiện cho tiêu thụ nông sản được thuận lợi, đồng thời tạo điều kiện đưa các xe vận chuyển nông sản theo luồng xanh để thuận lợi cho vận chuyển, tiêu thụ nông sản và lưu thông vật tư nông nghiệp.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Giá dầu tăng, vàng cao kỷ lục, chứng khoán giảm sau khi Israel tấn công Iran

Giá dầu tăng, vàng cao kỷ lục, chứng khoán giảm sau khi Israel tấn công Iran

Giá dầu ở châu Á tăng hơn 3% hôm nay 19/4 sau khi có tin Israel mới không kích một căn cứ quân sự của Iran để trả đũa. Vụ đáp trả của Israel có thể đẩy Trung Đông lún sâu hơn vào xung đột.

Phát hiện chất cấm Sibutramin trong Detox Táo hỗ trợ giảm cân

Phát hiện chất cấm Sibutramin trong Detox Táo hỗ trợ giảm cân

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã phát thông tin kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa Sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

TP.HCM tiếp tục siết quản lý hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

TP.HCM tiếp tục siết quản lý hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Giá USD ngân hàng tiếp tục lập đỉnh

Giá USD ngân hàng tiếp tục lập đỉnh

Giá USD tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hôm nay tiếp tục tăng mạnh, có nhà băng đẩy giá bán lên mức đỉnh 25.348 đồng/USD, thiết lập đỉnh cao mới. Cùng ngày, Ngân hàng Nhà nước cũng nâng tỷ giá trung tâm.

Nguy cơ mất an toàn thực phẩm trong mùa nắng nóng

Nguy cơ mất an toàn thực phẩm trong mùa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng kéo dài là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển, dẫn đến thực phẩm mất an toàn vệ sinh và có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. TP.HCM tăng cường thanh kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố.

Giá vàng nhẫn lại tăng "sốc", lên lại mốc 77 triệu đồng

Giá vàng nhẫn lại tăng "sốc", lên lại mốc 77 triệu đồng

Giá vàng nhẫn trong nước lại vừa quay đầu tăng mạnh, có thương hiệu tăng giá vàng nhẫn tới 1 triệu đồng mỗi lượng, đưa giá bán ra vượt mốc 77 triệu đồng/lượng.