Thứ bảy, 18/05/2024

Nông dân Long An nuôi lươn đặc sản ở chuồng heo cũ, thương lái thu mua 150.000 đồng/kg

11/07/2022 6:30 AM (GMT+7)

Ít tốn công chăm sóc, tiết kiệm diện tích, lươn nuôi phát triển tốt, ít bệnh, tỷ lệ sống đạt trên 90%,... là những ưu điểm của mô hình nuôi lươn không bùn của nhiều hộ nông dân huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.

Những năm qua, do dịch tả heo châu Phi kéo dài, đầu ra không ổn định, nhiều hộ chăn nuôi heo bị thua lỗ nặng phải bỏ trống chuồng trại. 

Tận dụng chuồng nuôi heo sẵn có, nhiều hộ dân ở huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An chuyển sang mô hình Nuôi lươn không bùn, bước đầu thử nghiệm đã mang lại hiệu quả kinh tế, tạo thêm thu nhập cho gia đình

Nông dân nơi này ở Long An, nuôi lươn đặc sản ở chuồng heo bỏ không, thương lái mua 150.000 đồng/kg - Ảnh 1.

Mô hình nuôi lươn không bùn trên địa bàn huyện Thạnh Hóa (tỉnh Long An) bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.

Để định hướng mô hình nuôi thủy sản phát triển bền vững, có sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cuối năm 2019, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạnh Hóa (tỉnh Long An) đã triển khai, thực hiện mô hình nuôi lươn không bùn tại 3 hộ dân. 

Tham gia mô hình, nông dân được hỗ trợ 50% chi phí mua lươn giống và được cán bộ kỹ thuật tập huấn, hướng dẫn các quy trình nuôi, cách phòng trị bệnh, kỹ thuật nuôi lươn. Theo đó, mỗi hộ thả nuôi 3.000 con lươn giống, với mật độ nuôi 200 con/m2.

Qua đánh giá mô hình, lươn nuôi phát triển tốt, dễ chăm sóc, ít bệnh, tỷ lệ sống đạt trên 90%. Đặc biệt, nông dân có thể tận dụng hệ thống túi ủ biogas của việc nuôi heo trước đây để xử lý chất thải, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Sau khi trừ chi phí đầu tư ban đầu, 6.000 con lươn giống của 2 hộ trong mô hình nuôi lươn không bùn mang về lợi nhuận trên 63 triệu đồng.

Là một trong những hộ nuôi lươn không bùn đạt hiệu quả trên địa bàn huyện, ông Huỳnh Văn Ngời, ngụ xã Thạnh Phú, chia sẻ: “Nhờ áp dụng kỹ thuật nuôi lươn tốt nên tỷ lệ hao hụt thấp, lươn lớn nhanh, sau khoảng 10 tháng nuôi thì có thể thu hoạch. Hiện thương lái thu mua lươn với giá 150.000 đồng/kg. Từ 5.000 con lươn giống ban đầu, đến nay, gia đình tôi đã mở rộng diện tích thả nuôi trên 20.000 con lươn thương phẩm”. 

Song song với việc nuôi lươn thương phẩm, ông Ngời còn tìm tòi, học hỏi và đã ươm thành công lươn giống, từ đó, gia đình ông tự chủ được nguồn con giống; đồng thời, cung cấp lươn giống cho người dân khi có nhu cầu.

Nông dân nơi này ở Long An, nuôi lươn đặc sản ở chuồng heo bỏ không, thương lái mua 150.000 đồng/kg - Ảnh 3.

Nuôi lươn không bùn ít tốn công chăm sóc, tiết kiệm diện tích

Còn tại hộ ông Trương Văn Út, ngụ xã Thuận Nghĩa Hòa, sau nhiều năm nuôi cá nhưng hiệu quả kinh tế không cao nên đã chuyển sang mô hình nuôi lươn không bùn. 

Ông Út phấn khởi: “Nuôi lươn không khó, quan trọng nhất là nguồn nước, phải có bể nước xả tràn và thay nước 2 lần/ngày sau khi cho ăn để tránh nước bị ô nhiễm. Đặc biệt, người nuôi phải cho lươn ăn vừa đủ, không thừa cũng không thiếu, chủ yếu sát khuẩn bể nuôi thường xuyên, phòng ngừa bệnh là chính,...

Trước đây, khi biết tại địa phương có hộ ươm thành công lươn giống, tôi đã đến tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm và quyết định thả nuôi 6.000 con lươn. Đến nay, lươn đã hơn 7 tháng tuổi, phát triển tốt và đạt khoảng 150g/con, tỷ lệ hao hụt thấp”.

Được biết, nguồn thức ăn chủ yếu của lươn là thức ăn công nghiệp, dạng viên hỗn hợp. Sau khi lươn đạt trọng lượng khoảng 100g có thể trộn thêm các loại ốc, cá tạp,...cùng thức ăn hỗn hợp để giảm chi phí. 

Mặt khác, người nuôi lươn cần bổ sung thêm vitamin C, men tiêu hóa để tăng sức đề kháng cho lươn phát triển tốt. Sau khi thả nuôi từ 10-11 tháng, lươn thương phẩm đạt khoảng 200g/con thì thu hoạch, có thể thu tỉa hoặc thu toàn bộ tùy theo nhu cầu của thị trường tiêu thụ.

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạnh Hóa - Nguyễn Kinh Kha cho biết, thời gian tới, các cơ quan chuyên môn sẽ phối hợp hỗ trợ nông dân tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi, khoa học - kỹ thuật để nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả, trong đó có mô hình nuôi lươn không bùn. 

Ngoài ra, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạnh Hóa tiếp tục quan tâm, chia sẻ những khó khăn cùng nông dân để phát triển mô hình nuôi lươn không bùn được ổn định, bền vững hơn.

Có thể nói, mô hình nuôi lươn không bùn đã mở ra hướng đi mới cho việc nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Thạnh Hóa (tỉnh Long An). Thời gian tới, mô hình cần được nhân rộng nhằm cải thiện thu nhập cho nông dân và góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Kết thúc giai đoạn 1 chương trình “Chinh phục Olympic Games Paris 2024”, Sacombank đã tìm ra 41 khách hàng may mắn sở hữu các phần thưởng giá trị. Giai đoạn 2, Sacombank triển khai chương trình hoàn tiền khi chi tiêu tại nước ngoài với tổng ngân sách đến 2 tỷ đồng.

Tái hiện không gian trồng sâm Ngọc Linh tại Lễ hội sâm TP.HCM

Tái hiện không gian trồng sâm Ngọc Linh tại Lễ hội sâm TP.HCM

Tại Lễ hội Sâm và Hương liệu, dược liệu Quốc tế TP.HCM năm 2024 sẽ có không gian nhà màng, tái hiện mô hình trồng sâm Ngọc Linh.

Sản phẩm cân bằng dinh dưỡng của Meiji đã có mặt tại thị trường Việt Nam

Sản phẩm cân bằng dinh dưỡng của Meiji đã có mặt tại thị trường Việt Nam

Công ty Cổ phần Sóng Thần Hà Nội (Magicwave) vừa phối hợp với Công ty TNHH Meiji Food Việt Nam tổ chức “Lễ ra mắt sản phẩm cân bằng dinh dưỡng MeiBalance của hãng sản xuất Meiji Nhật Bản và công bố hệ thống phân phối sản phẩm MeiBalance chính hãng tại Việt Nam”.

TP.HCM lần đầu tiên có hội chợ sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP

TP.HCM lần đầu tiên có hội chợ sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP

Hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP lần 1 năm 2024 chính thức khai mạc với gần 200 gian hàng, gồm các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP.

Thả ga mua đặc sản, thưởng thức phở, gỏi cuốn tại TP.HCM

Thả ga mua đặc sản, thưởng thức phở, gỏi cuốn tại TP.HCM

Đặc sản, món ngon, sản phẩm OCOP khắp cả nước đổ về TP.HCM tham dự triển lãm quốc tế ngành lương thực thực phẩm 2024 để tăng cường kết nối giao thương. Ngoài ra, người tiêu dùng có thể thả ga mua đặc sản với giá hấp dẫn.

Đưa chợ truyền thống đấu lại chợ mạng

Đưa chợ truyền thống đấu lại chợ mạng

Gần đây, sức mua tại chợ truyền thống đang giảm mạnh vì người tiêu dùng chuyển dần sang mua online. TP.HCM đang có kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực bán hàng trực tuyến cho tiểu thương tại các chợ truyền thống.