Thứ hai, 20/05/2024

Nối lại đường bay xuyên Đông Dương

24/05/2023 7:00 PM (GMT+7)

Từ ngày 1/7/2023, Vietnam Airlines sẽ khôi phục lại đường bay xuyên Đông Dương theo hành trình Hà Nội – Luang Prabang (Lào) – Siem Reap (Campuchia) và ngược lại, với tần suất 3 chuyến/tuần vào các ngày thứ 2-4-6 bằng máy bay Airbus A321. Từ ngày 30/10/2023, hãng dự kiến tăng tần suất lên thành 5 chuyến/tuần trên đường bay này.

Nối lại đường bay xuyên Đông Dương - Ảnh 1.

Vietnam Airlines nối lại đường bay xuyên Đông Dương. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN

Bên cạnh đường bay này, Vietnam Airlines hiện đang khai thác đường bay xuyên Đông Dương khác, hành trình giữa Hà Nội – Vientiane (Lào) - PhnomPenh (Campuchia) - TP Hồ Chí Minh với tần suất 7 chuyến/tuần bằng máy bay Airbus A321.

Theo đại diện Vietnam Airlines, việc khôi phục lại đường bay xuyên Đông Dương giữa ba nước Việt Nam – Lào - Campuchia sau một thời gian phải tạm ngừng do đại dịch sẽ mang lại nhiều lựa chọn bay thuận tiện cho du khách đến tham quan các di sản văn hóa thế giới, đồng thời bổ trợ cho mạng đường bay quốc tế của Vietnam Airlines. Các đường bay này sẽ đóng góp tích cực vào sự phục hồi và phát triển của ngành du lịch trong khu vực, cũng như các lĩnh vực thương mại, đầu tư, trao đổi văn hóa giữa Việt Nam, Lào và Campuchia.

Trước đó, Vietnam Airlines đã khai thác các đường bay đi Siem Reap từ năm 2000 và đi Luang Prabang từ năm 2006. Năm 2019, Vietnam Airlines đã vận chuyển gần 400 nghìn lượt hành khách trên các đường bay xuyên Đông Dương.

Vietnam Airlines đang tiếp tục đẩy mạnh sản phẩm bay quốc tế, bao gồm mở mới, tăng tuần suất và khôi phục hàng loạt các đường bay phục vụ khách du lịch dịp cao điểm hè, bao gồm: khai trương đường bay giữa Hà Nội/ TP Hồ Chí Minh – Mumbai ( Ấn Độ) từ 20/5, Hà Nội – Melbourne (Australia) từ 15/6.

Hãng cũng khôi phục Hà Nội – Thành Đô (Trung Quốc) từ 4/6; tăng tần suất các đường Đà Nẵng – Narita (Nhật Bản), Hà Nội – Fukuoka (Nhật Bản), Hà Nội/TP Hồ Chí Minh – Hongkong (Trung Quốc), Hà Nội – Singapore, Hà Nội/TP Hồ Chí Minh – Siem Reap (Campuchia), TP Hồ Chí Minh – Sydney/Melbourne (Australia)/Paris (Pháp)…

Theo Tin tức

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đồng Nai phục hồi chậm trên thị trường bất động sản

Đồng Nai phục hồi chậm trên thị trường bất động sản

Cũng lân cận TP.HCM như Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương đang sôi động với hàng loạt dự án mới được cấp phép và mở bán nhưng thị trường địa ốc tại Đồng Nai vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Tại các thành phố lớn, nhiều khu tái định cư có tỷ lệ lấp đầy rất thấp, thậm chí có những tòa nhà không có người ở. Các tòa nhà xây dựng với quy mô lớn, đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại bị bỏ không hoặc sử dụng không hiệu quả, tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng ngân sách Nhà nước mỗi năm.

Tại Novaland, nhóm của "đại gia" Bùi Thành Nhơn còn giữ bao nhiêu vốn?

Tại Novaland, nhóm của "đại gia" Bùi Thành Nhơn còn giữ bao nhiêu vốn?

Không có bất kỳ cuộc tháo chạy nào khỏi Novaland (mã NVL) sau các thương vụ bán cổ phiếu thời gian gần đây. Đây là khẳng định của Giám đốc Tài chính Novaland Dương Văn Bắc

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trạm BOT Phú Hữu khiến các doanh nghiệp áp lực "phí chồng phí".

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng trong năm 2024, thị trường bất động sản TP.HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối "cung - cầu" nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc "neo giá cao".