Chủ nhật, 12/05/2024

Nợ xấu tăng mạnh 47% so với đầu năm nhưng Vietcombank vẫn là "quán quân" lợi nhuận nhóm ngân hàng

29/10/2022 7:05 PM (GMT+7)

Kết thúc quý III/2022, Vietcombank vẫn là "quán quân" lợi nhuận trong nhóm ngân hàng với con số hơn 7.566 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ. Nợ xấu tại nhà băng này cũng tăng mạnh tới 47% so với đầu năm, song vẫn thuộc nhóm nhà băng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất hệ thống.

Nợ xấu tăng mạnh 47% so với đầu năm nhưng Vietcombank vẫn là "quán quân" lợi nhuận nhóm ngân hàng - Ảnh 1.

Vietcombank vẫn là "quán quân" lợi nhuận nhóm ngân hàng trong quý III/2022. Ảnh: VCB

Báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank, HoSE: VCB) vừa công bố cho thấy, nhà băng này có lãi trước thuế quý III/2022 đạt hơn 7.566 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ. Thu nhập lãi thuần của Vietcombank trong quý III tăng 31% so với cùng kỳ, đạt gần 13.664 tỷ đồng.

Trong quý III, ghi nhận các nguồn thu ngoài lãi sụt giảm so với cùng kỳ như lãi từ dịch vụ (-2%), lãi từ hoạt động khác (-14%). Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh lỗ 154 tỷ đồng và mua bán chứng khoán đầu tư lỗ 1,2 tỷ đồng.

Trong quý này, Vietcombank cũng trích hơn 2.778 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng (+11%), do đó Ngân hàng lãi trước thuế hơn 7.566 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, Vietcombank giảm 3% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, chỉ còn trích gần 7.786 tỷ đồng; Ngân hàng lãi trước thuế gần 24.940 tỷ đồng, tăng 29%.

Năm 2022, Vietcombank đặt mục tiêu lãi trước thuế tối thiểu tăng 12% so với kết quả năm 2021, tương đương 30.675 tỷ đồng. Như vậy, với mức lãi gần 24.940 tỷ đồng, Ngân hàng đã thực hiện được hơn 81% mục tiêu sau 9 tháng.

Tính đến cuối quý III/2022, tổng tài sản Vietcombank tăng 17% so với đầu năm, lên mức gần 1,65 triệu tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại NHNN giảm 50% (còn 11.379 tỷ đồng), tiền gửi tại các TCTD khác tăng 41% (254.958 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng 18% (hơn 1,13 triệu tỷ đồng)…

Về nguồn vốn kinh doanh, tiền gửi khách hàng tăng 5% so với đầu năm, ghi nhận gần 1,2 triệu tỷ đồng. Phát hành giấy tờ có giá giảm 15%, còn 14.698 tỷ đồng, chủ yếu do giảm kỳ phiếu, trái phiếu trung hạn 41%.

Tổng nợ xấu của Vietcombank tính đến 30/09/2022 tăng 47% so với đầu năm, chiếm gần 9.004 tỷ đồng trong tổng dư nợ. 

Đáng chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn của Vietcombank tăng lên mức hơn 2.313 tỷ đồng, gấp 3 lần đầu năm. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 0,64% đầu năm lên 0,8%. Dù vậy, đây cũng là tỷ lệ nợ xấu thuộc nhóm thấp toàn ngành.

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của Vietcombank giảm từ mức kỷ lục 506% hồi cuối quý II xuống còn 402%. Tuy nhiên, đây cũng là tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất trong ngành ngân hàng, tương ứng mỗi đồng nợ xấu nội bảng được Vietcombank trích lập hơn 4 đồng dự phòng.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Số người siêu giàu ở Việt Nam - là những cá nhân sở hữu tài sản từ 30 triệu USD trở lên - được ước tính là 752 người vào năm 2023, tăng 2,4% so với năm 2022. Mức tăng này cao gấp ba lần Thái Lan, với 0,8%.

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Hợp tác toàn diện với Ngân hàng LPBank, thêm người mới vào HĐQT và Ban kiểm soát, tích cực tuyển thêm hàng loạt kỹ sư để phục vụ nông nghiệp, CTCP Hoàng Anh Gia Lai kỳ vọng những kết quả năm tốt hơn 2023.

"Ông lớn" SK Group vẫn là cổ đông lớn tại Masan

"Ông lớn" SK Group vẫn là cổ đông lớn tại Masan

SK Group, tập đoàn lớn thứ hai Hàn Quốc sau Samsung tính theo doanh thu, vẫn là cổ đông lớn tại Masan Group và là một trong những đối tác lớn của tập đoàn đa ngành của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.

Samsung sẽ đầu tư mỗi năm 1 tỷ USD vào Việt Nam

Samsung sẽ đầu tư mỗi năm 1 tỷ USD vào Việt Nam

Samsung cho biết sẽ đầu tư khoảng 1 tỷ USD mỗi năm trong thời gian tới tại Việt Nam, tiếp tục tăng số lượng công ty Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng của đại tập đoàn này, và đẩy mạnh hợp tác đào tạo nhân lực.

Giám đốc mới của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam là ai?

Giám đốc mới của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam là ai?

Ngân hàng Thế giới (World Bank) hôm nay 9/5 thông báo đã bổ nhiệm bà Mariam Sherman làm Giám đốc Quốc gia mới của WB tại Việt Nam, Campuchia và Lào.

Hội thảo về ETS: Sử dụng hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải để thúc đẩy thị trường carbon tại Việt Nam

Hội thảo về ETS: Sử dụng hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải để thúc đẩy thị trường carbon tại Việt Nam

Chương trình đào tạo về Hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải (ETS) là một phần trong hoạt động hỗ trợ của Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) nhằm thúc đẩy triển khai thị trường carbon tại Việt Nam với sự hợp tác của Cục Biến đổi khí hậu (Cục BĐKH), Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT).