Ông Lý Gia Kỳ, tổng giám đốc công ty môi giới nợ xấu Shenzhen Qianhai Financial Assets Exchange, cho biết trong năm 2018, các nhà đầu tư nước ngoài mua lại khoản “nợ đau khổ” trị giá 22 tỉ nhân dân tệ (3,27 tỉ USD) theo giá trị sổ sách. Giá trị nợ này tăng gấp đôi so với năm 2017 và có lẽ sẽ nặng hơn nữa trong năm 2019.
Các quỹ đầu tư của Mỹ và châu Âu gồm Lone Star Funds, Bain Capital và Goldman Sachs đã vào cuộc mua lại vô số khoản nợ xấu. Tổng giám đốc Jay Wintrob nói công ty Oaktree Capital Management của ông đầu tư vào các khoản nợ vay xấu của Trung Quốc trong quí 4/2018.
Cơ hội mua lại nợ xấu có thể tìm thấy ở các nạn nhân của tình trạng nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc, ví dụ một xí nghiệp dệt may có diện tích 100.000 mét vuông bị bỏ hoang ở tỉnh Giang Tô. Xí nghiệp bị bán hồi đầu tháng 3 vì bị nợ xấu với Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, một trong những nhà cho vay lớn ở Trung Quốc.
Xí nghiệp đã tìm người mua trong một đợt bán hơn 200 khoản vay, bán chúng với giá từ 20% đến 30% giá trị sổ sách 5,9 tỷ NDT, theo một nhà môi giới.
Ủy ban điều tiết ngành ngân hàng Trung Quốc cho biết: các ngân hàng thương mại Trung Quốc gánh khoản nợ xấu 2 ngàn tỉ NDT vào cuối năm 2018, tăng khoảng 300 tỉ NDT so với năm trước.
![]() |
Phố tài chính Thượng Hải - Ảnh : Reuters |
Các ngân hàng thương mại còn có khoản nợ 3,4 ngàn tỉ NDT trong cái gọi là “nợ lưu ý đặc biệt”, tức một dạng rủi ro vỡ nợ. Khoản nợ này làm tăng mức nợ xấu của họ lên 5,4 ngàn tỉ NDT hồi cuối năm 2018, cao hơn năm 2014 những 80%.
Nhưng chưa hết, 4 ngân hàng lớn thuộc nhà nước đều lập các công ty quản lý tài sản cho các khoản nợ xấu hồi cuối những năm 1990. Tập đoàn kế toán PricewaterhouseCoopers ước tính các nhà quản lý này nắm giữ khoản nợ 4,3 ngàn tỉ NDT. Cộng hết tất cả khoản nợ xấu này khiến Trung Quốc trở thành thị trường “nợ đau khổ” lớn nhất thế giới.
Gửi bình luận