Thứ sáu, 03/05/2024

Những “cơn gió nghịch” với nền kinh tế

30/12/2022 8:00 AM (GMT+7)

Năm 2022 chuẩn bị khép lại với những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, mở ra nhiều triển vọng trong năm 2023, năm bản lề quan trọng để thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025.

Nhận định về triển vọng phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, nhiều chuyên gia, nhà quản lý cho rằng Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.

Những “cơn gió nghịch” với nền kinh tế - Ảnh 1.

Bốc xếp hàng xuất khẩu tại cảng Hải Phòng. Ảnh: Công Hùng

Năm 2022, Việt Nam đã đạt được rất nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng GDP dự kiến đạt từ 8 - 8,2%. Tuy nhiên, theo Trưởng ban Kinh tế T.Ư Trần Tuấn Anh, năm 2023, Việt Nam sẽ đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức khi bối cảnh khu vực và quốc tế sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp và rất khó lường.

Khó khăn đầu tiên được nhận diện là sự suy giảm của tăng trưởng kinh tế thế giới. Đặc biệt, sự suy giảm thương mại và đầu tư trên toàn cầu đang gây ra những tác động và hệ lụy tiêu cực đến các nền kinh tế nhất là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Còn theo Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Andrea Coppola, đại dịch Covid-19 với các cú sốc bổ sung đang kéo nền kinh tế toàn cầu đi xuống nên dự kiến năm 2023, tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể giảm mạnh và Việt Nam không nằm ngoài vòng xoáy này.

Tại Hội thảo “Triển vọng kinh tế thế giới và tác động đến Việt Nam năm 2023” do VietinBank tổ chức mới đây, Trưởng Đại diện Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam và Lào Francois Painchaud đã đưa ra nhận định về những “cơn gió nghịch” cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023 bao gồm: Cầu bên ngoài chậm lại, động lực xuất khẩu suy yếu và điều kiện tài chính thắt chặt hơn.

Theo ông Francois Painchaud, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng tiêu cực từ căng thẳng địa chính trị, áp lực lạm phát toàn cầu đã khiến cho các nước trên thế giới đã đưa ra và thực hiện nhiều chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt. Cụ thể, từ tháng 3/2022 đến nay, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã 6 lần tiến hành tăng lãi suất điều hành. Việc này đã ảnh hưởng lớn đến các chính sách điều hành tiền tệ khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Phát biểu trực tuyến tại phiên toàn thể trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5, chuyên gia Kinh tế trưởng WB tại Việt Nam Andrea Coppola cho rằng, Chính phủ Việt Nam có nhiệm vụ rất khó khăn và vai trò quan trọng để giảm thiểu tác động đến nền kinh tế Việt Nam và biến tình hình đầy thách thức này thành cơ hội hiện đại hóa.

Tuy nhiên, đây cũng là lúc tăng cường hơn nữa quản trị kinh tế và thúc đẩy ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Để phát triển dài hạn, ông Andrea Coppola cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các chính sách cải cách cơ cấu để tiếp tục củng cố triển vọng tăng trưởng. Để thúc đẩy tăng trưởng năng suất, tái cơ cấu có thể thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả hơn các tài sản chính của Việt Nam gồm vốn sản xuất, vốn nhân lực và vốn tự nhiên.

Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng khẳng định, bước sang năm 2023, Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức trong việc thực hiện thành công mục tiêu phát triển.

Để biến thách thức thành cơ hội đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực, quyết tâm của Việt Nam trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, mà còn cần sự hỗ trợ, giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế, các Chính phủ, tổ chức quốc tế, các nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài nước. Vì vậy, những đóng góp của các chuyên gia, sẽ giúp Chính phủ thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, từng bước hiện thực hóa khát vọng vì một Việt Nam thịnh vượng, phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.

Theo Kinh tế & Đô thị

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xe điện hết nóng

Xe điện hết nóng

Tesla được xem là hàn thử biểu đo lường độ nóng của thị trường xe điện; và khác với những năm trước, chiếc hàn thử biểu này đang lạnh dần.

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

49 năm sau ngày thống nhất đất nước với hơn 30 năm đổi mới và phát triển, ngành thương mại TP. Hồ Chí Minh đã “lột xác” theo hướng văn minh, hiện đại.

Hệ thống KRX lần thứ 8 "lỗi hẹn" với thị trường chứng khoán Việt

Hệ thống KRX lần thứ 8 "lỗi hẹn" với thị trường chứng khoán Việt

Kể từ khi triển khai hệ thống KRX với thị trường chứng khoán Việt Nam, HoSE đã có 8 lần dời lịch vận hành vào những năm 2015, 2017, 2019, 2020, 2021, 2022, 2023 và mới đây nhất là ngày 2/5/2024.

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Tỷ giá USD/VND hiện nay đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 10 năm qua. Các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND.

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng sáng nay (ngày 25/4) tiếp tục bị huỷ. Ngân hàng Nhà nước thông báo nguyên nhân do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Rào cản lớn nhất hiện nay là những góc nhìn không đồng thuận với sự tồn tại của "trường chuyên, lớp chọn" từ cấp THCS. Nhưng đừng quên nhu cầu giáo dục trong một xã hội đang phát triển là rất đa dạng.