|
||
Nhiều nhóm hàng có nguy cơ bị gian lận xuất xứ. Ảnh: H.Q |
Ông Tuấn cho biết, theo thống kê của cơ quan hải quan, một số nhóm mặt hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng đột biến trong 6 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018 với tốc độ tăng trưởng lớn hơn 25%, đó là mặt hàng: Máy vi tính, sản phẩm linh kiện điện tử, nhôm, sắt thép, gỗ. Ngoài ra còn có một số nhóm hàng có nguy cơ gian lận cao như dệt may, da giày, thuỷ sản, giấy.
Theo ông Tuấn, nếu nguy cơ gian lận hàng hóa trở thành hiện thực, Việt Nam sẽ bị mất uy tín trên thị trường quốc tế hoặc bị hạn chế xuất khẩu nếu bị nước nhập khẩu phát hiện và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
Đồng quan điểm, ông Claudio Dordi, Giám đốc dự án tạo thuận lợi thương mại (USAID) cho biết, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp và lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại không những gây tổn hại cho quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và những đối tác quan trọng khác, mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới những doanh nghiệp tuân thủ tốt.
Theo đó, các doanh nghiệp sẽ bị chậm trễ khi thực hiện thủ tục xuất khẩu tại Hoa Kỳ, đồng thời hàng hoá của Việt Nam sẽ bị áp thuế cao hơn. Ông Claudio cho rằng, Chính phủ Việt Nam cần tích cực hơn trong triển khai các giải pháp chống các hành vi gian lận xuất xứ.
Tại Hội thảo sáng nay, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, tình hình thương mại thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp, Việt Nam đã nhận thức được các nguy cơ và rủi ro nên chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt và sát sao các cơ quan chức năng, các bên có liên quan về vấn đề này. Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Hải quan đưa ra các giải pháp cụ thể để chống lại vấn nạn giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp”.
Khẳng định quan điểm nhất quán về việc chống gian lận xuất xứ, bà Mai cho biết, hiện Tổng cục Hải quan đã có phân định rõ trách nhiệm của các đơn vị, phân tích các số liệu thống kê xuất nhập khẩu và các nguồn thông tin khác để xác định danh sách các mặt hàng trọng điểm, có rủi ro cao về nghi vấn gian lận xuất xứ nhằm áp dụng kiểm tra, kiểm soát thông qua các biện pháp quản lý nghiệp vụ chuyên sâu.
Gửi bình luận