Thứ tư, 22/05/2024

Nhóm "cổ phiếu vua" gây áp lực, VN-Index đang mất hơn 17 điểm

08/03/2024 1:28 PM (GMT+7)

Chỉ số VN-Index mở cửa phiên sáng nay duy trì đà tăng nhẹ. Tuy nhiên, thị trường chỉ nỗ lực cầm cự trong thời gian ngắn đã nhanh chóng đảo chiều giảm mạnh trước áp lực bán dâng cao. Chốt phiên sáng, VN-Index "bốc hơi" hơn 11 điểm, về 1.257,23 điểm.

Nhóm "cổ phiếu vua" gây áp lực, VN-Index đang mất hơn 17 điểm- Ảnh 1.

VN-Index đang giảm sâu hơn 15 điểm.

Khoảng 10h sáng, bảng điện tử chìm trong sắc đỏ, rổ VN30 chỉ có 2 mã giữ được sắc xanh là BCM tăng 2% và GVR tăng 0,5%, 2 mã BVH và POW thì đứng giá tham chiếu, còn lại có tới 26 mã mất điểm. Trong đó, CTG, MWG, TCB, VPB và MBB giảm hơn 2%, các mã khác chỉ giảm trên dưới 1%, đã đẩy chỉ số VN-Index về sát vùng giá 1.252 điểm.

Các cổ phiếu tác động mạnh nhất tới chỉ số chung phiên sáng nay là CTG khi chỉ mã này đã lấy đi 1,23 điểm của chỉ số, tiếp theo là BID, TCB và VPB lấy đi từ 0,7-1 điểm của chỉ số chung. Nhìn chung, ở nhóm "cổ phiếu vua", sắc đỏ đã bao phủ gần hết các mã, ngoại trừ duy nhất tân binh NAB chốt phiên tăng 5,35%.

Phiên sáng nay, hơn 1 tỷ cổ phiếu NAB đã chào sàn HoSE. Chỉ sau 30 phút giao dịch, giá cổ phiếu NAB lên mức 17.000 đồng/CP, tăng gần 7% so với giá tham chiếu 15.900 đồng/CP.

Tuy nhiên, đóng cửa phiên sáng, giá cổ phiếu NAB dừng ở mức 16,800 đồng/CP, chỉ còn tăng gần 6% so với giá tham chiếu, với hơn 4 triệu đơn vị được giao dịch khớp lệnh.

Nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán cũng chìm trong sắc đỏ. Tuy nhiên, điểm sáng ở nhóm này là VND vẫn ngược dòng thành công, chốt phiên tăng 1,7% lên mức 23.3900 đồng/CP và thanh khoản dẫn đầu thị trường với gần 42,8 triệu đơn vị khớp lệnh.

Ngoài ra, ở nhóm này còn có 2 mã là CTS và AGR cũng giữ được sắc xanh với mức tăng hơn 1,7%.

Nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp cũng giữ được sắc xanh. Trong đó gây chú ý là SZC tăng 2,8%, KBC tăng 2,7%; các mã khác như ITA, LHG… cũng chốt phiên trong sắc xanh.

Tạm dừng phiên sáng, sàn HoSE có tới 380 mã giảm và chỉ còn 88 mã tăng, VN-Index giảm 11,23 điểm (-0,89%), xuống 1.257,23 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 696,3 triệu đơn vị, giá trị 16.823,5 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 9 triệu đơn vị, giá trị 256,67 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, áp lực bán trên diện rộng cũng khiến thị trường mất điểm. Chốt phiên, sàn HNX có 43 mã tăng và 98 mã giảm, HNX-Index giảm 0,39 điểm (-0,16%) xuống 236,98 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 75 triệu đơn vị, giá trị gần 1.396 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 2,1 triệu đơn vị, giá trị 38,58 tỷ đồng.

Còn trên UPCoM, chốt phiên, chỉ số UPCoM-Index giảm 0,3 điểm (-0,33%) xuống 91,3 điểm với 114 mã tăng và 118 mã giảm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 31,43 triệu đơn vị, giá trị 312,75 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận không đáng kể chỉ hơn 1 tỷ đồng.

Bước sang phiên chiều, chỉ số VN-Index càng lùi sâu hơn. Thời điểm 13h 18 phút, VN-Index đang giảm sâu hơn 15 điểm, về 1.253,43 điểm. Thanh khoản trên thị trường thời điểm này đang vượt hơn 22,1 nghìn tỷ đồng.

Sau gần 30 phút giao dịch đầu phiên chiều, VN-Index đang mất hơn 17 điểm, về mốc 1.251,35 điểm (-1,35%). Thanh khoản toàn thị trường đạt xấp xỉ 24 nghìn tỷ đồng.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT của ông Trương Gia Bình liên tục chinh phục định giá mới trong lịch sử hoạt động đã đưa vốn hoá của doanh nghiệp tăng cao. Các cổ phiếu công nghệ khác cũng đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư khi nhiều mã trong ngành bật tăng từ tháng 4, đẩy mặt bằng giá lên cao.

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

Hiện có bốn ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu, gồm: Ngân hàng Đông Á (DongABank), Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank) và Dầu khí toàn cầu (GPBank). Các ngân hàng này cũng đang được NHNN kiểm soát đặc biệt.

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều công ty trên sàn chứng khoán như FPT, Nhựa Tiền Phong, Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, Cơ khí và khoáng sản Hà Giang đang nằm trong danh sách 31 doanh nghiệp thoái vốn đợt 2/2024 của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Nhiều nhà đầu tư lo ngại bị "bỏ rơi" vì vẫn đang đứng ngoài quan sát khi VN-Index tăng một mạch hơn 100 điểm chỉ trong thời gian ngắn

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa quyết định chuyển 2 mã cổ phiếu DAG và TNA từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch, bắt đầu vào ngày 24/5/2024.

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Đến hết năm 2025, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC sẽ giảm từ 95,44% xuống mức hơn 65% theo quyết định của Chính phủ. Becamex đang trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 4.700 ha.