Thứ bảy, 18/05/2024

Nhiều tỷ phú siêu giàu vẫn tự đi chợ, rửa bát, đổ rác hàng ngày

07/08/2022 1:00 PM (GMT+7)

Một cuộc khảo sát mới của Forbes về những người giàu nhất thế giới đã phát hiện ra rằng nhiều người trong số họ vẫn đang làm những công việc gia đình như đổ rác, đi chợ.

Thế giới của những người siêu giàu đầy rẫy những chiếc máy bay tư nhân, những dinh thự khổng lồ, du thuyền sang trọng. Trên thực tế, cuộc sống hàng ngày của họ bình thường hơn chúng ta nghĩ.

Kết quả một cuộc khảo sát gần đây của tạp chí Forbes với 65 người giàu nhất thế giới cho thấy, mặc dù họ dễ dàng bỏ tiền ra thuê người làm mọi việc nhưng nhiều tỷ phú vẫn chọn tự làm một số việc nhà giống như hầu hết chúng ta.

Hơn 1/3 trong số đó cho biết họ thường xuyên mua hàng tạp hóa và đổ rác, 40% tự nấu ăn và dắt chó đi dạo, 10% thích làm vườn, 8% vẫn làm công việc giặt giũ.

Có rất nhiều lý do tại sao ít nhất một số người siêu giàu vẫn làm những công việc vặt này. Người sáng lập Amazon - tỷ phú Jeff Bezos và người đồng sáng lập Microsoft - tỷ phú Bill Gates đều từng chia sẻ, họ vẫn rửa bát sau mỗi bữa tối.

“Có những người khác tình nguyện làm việc này, nhưng tôi thích cách mà tôi làm” - ông Gates cho biết.

Vì sao nhiều tỷ phú siêu giàu vẫn tự rửa bát, đi chợ, đổ rác hàng ngày? - Ảnh 1.

Tỷ phú Jeff Bezos thích rửa bát mỗi tối.

Đối với một số người như nhà đầu tư bất động sản Charles Cohen, người có đế chế bất động sản trị giá 3,6 tỷ USD làm việc nhà là một cách để thư giãn sau giờ làm việc. Ông vẫn sửa bóng đèn, vòi phun nước, làm mọi việc một mình.

Ông trùm bất động sản gọi những công việc như mua sắm hàng tạp hóa và nướng thịt là “một cách tuyệt vời để thay đổi không khí”.

Cohen cho biết ông lớn lên ở Westchester, ngoại ô New York, nhà có quản gia nhưng vợ chồng ông cố gắng làm nhiều việc nhà hơn để làm gương cho con cái.

“Tất cả là làm những gì bạn thích và tạo ra một lối sống xác định bạn là ai và bạn muốn con cái nhận thức về bạn như thế nào cũng như những giá trị mà bạn muốn chúng chấp nhận” - Cohen nói.

Frank Vandersloot, người sáng lập kiêm chủ tịch điều hành của Melaluca và là người đàn ông giàu nhất Idaho, cho biết ngày nhỏ ông đương nhiên phải làm việc nhà. Là con trai của một công nhân đường sắt, Vandersloot nhớ rằng đã phải thức dậy trước giờ học để chặt gỗ và vắt sữa bò trong trang trại của gia đình ở phía bắc Idaho.

“Mọi người hay nghĩ rằng bạn khác biệt vì số tiền trong tài khoản của bạn, nhưng không phải như vậy, ít nhất là tôi không nghĩ như vậy”, Vandersloot nói. Ông cho biết ông và vợ đã thuê người giúp dọn dẹp xung quanh ngôi nhà có 15 phòng ngủ cho 14 người con và 54 đứa cháu của họ tiện ghé thăm. Nhưng tự tay vợ chồng ông đảm đương hầu hết các công việc gia đình, bao gồm cả nấu ăn và giặt giũ. Họ cũng trả tiền công cho bọn trẻ làm vườn.

Ông nhấn mạnh: “Tôi nghĩ tiền bạc và thành công sẽ thử thách tính cách của bạn nhiều hơn là thất bại. Nếu thành công khiến bạn phấn khích, tôi cho rằng bạn đã bỏ lỡ cả cuộc đời”.

Vì sao nhiều tỷ phú siêu giàu vẫn tự rửa bát, đi chợ, đổ rác hàng ngày? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Một tỷ phú giấu tên khác cho biết ông làm mọi thứ từ đổ rác đến giặt quần áo bởi vì ông không thoải mái khi người khác làm hộ những việc cá nhân.

Tuy nhiên, không phải người giàu nào cũng thích làm việc nhà. Như kết quả khảo sát cho thấy: 60% không nấu ăn; 62% không đổ rác và 92% không tự giặt quần áo.

Jeff Greene, ông trùm bất động sản có trụ sở tại Palm Beach, khẳng định rằng mặc dù ông “rất bình thường”, nhưng hầu hết việc nhà trong gia đình ông đều do nhân viên quán xuyến. “Tôi đang điều hành một doanh nghiệp trị giá hàng tỷ đô la. Tôi có rất nhiều việc phải làm, vì vậy rõ ràng là tự làm việc nhà không phải là cách tôi sử dụng tốt nhất thời gian của tôi. Thay vào đó, tôi thuê người làm” - ông nói.

Khi có thời gian rảnh, Green thích dành cho 3 đứa con nhỏ. Ông vẫn tự lái xe đưa chúng đến trường mỗi ngày. “Chúng tôi rất gắn bó với con cái… Tôi thà bị mắc kẹt với lũ trẻ hơn là tranh cãi về tiến độ với một nhà thầu”.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.