Chủ nhật, 19/05/2024

Nhật Bản thâm hụt thương mại cao thứ hai từ trước đến nay

18/06/2022 1:00 PM (GMT+7)

Theo Bộ Tài chính Nhật Bản, thâm hụt thương mại trong tháng Năm đã tăng mạnh so với mức thâm hụt 839,2 tỷ yen của tháng trước, và cũng là mức cao thứ hai sau mức thâm hụt 2.800 tỷ yen tháng 1/2014.



Nhật Bản thâm hụt thương mại cao thứ hai từ trước đến nay - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)


Bộ Tài chính Nhật Bản ngày 16/6 cho biết nước này đã ghi nhận thâm hụt thương mại 2.380 tỷ yen (tương đương 17,7 tỷ USD) trong tháng Năm, mức cao thứ hai từ trước đến nay. Đây là tháng thứ 10 liên tiếp Nhật Bản thâm hụt thương mại chủ yếu do giá hàng hóa tăng cao.

Theo Bộ Tài chính Nhật Bản, thâm hụt thương mại trong tháng Năm đã tăng mạnh so với mức thâm hụt 839,2 tỷ yen của tháng trước, và cũng là mức cao thứ hai sau mức thâm hụt 2.800 tỷ yen được ghi nhận hồi tháng 1/2014.

Kim ngạch nhập khẩu trong tháng Năm vừa qua tăng 48,9% lên 9.640 tỷ yen, đánh dấu tháng thứ ba phá vỡ mức cao kỷ lục, trong khi kim ngạch xuất khẩu tăng 15,8% so với cùng kỳ năm ngoái lên 7.250 tỷ yen, đánh dấu tháng tăng thứ 15 liên tiếp.

Các quan chức Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết xuất khẩu của nước này tăng nhờ nhu cầu sắt, thép, các sản phẩm nhiên liệu tinh chế, trong đó có dầu nhiên liệu xuất sang Singapore và các sản phẩm linh kiện bán dẫn. Trong khi đó, nhập khẩu được thúc đẩy do giá các nguồn năng lượng cao hơn, như giá dầu từ Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), than đá từ Australia và khí tự nhiên hóa lỏng từ Australia và Malaysia.

Ông Kazuma Kishikawa, chuyên gia kinh tế của Viện nghiên cứu Daiwa cho rằng sự gián đoạn chuỗi cung ứng do các biện pháp phòng dịch COVID-19 vẫn đang được áp dụng ở nhiều nước như Trung Quốc đang cản trở các công ty xuất khẩu gia tăng sản lượng.

Ông cho rằng nếu tình trạng căng thẳng nguồn cung được xoa dịu, thâm hụt thương mại của Nhật Bản sẽ được thu hẹp.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Tại các thành phố lớn, nhiều khu tái định cư có tỷ lệ lấp đầy rất thấp, thậm chí có những tòa nhà không có người ở. Các tòa nhà xây dựng với quy mô lớn, đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại bị bỏ không hoặc sử dụng không hiệu quả, tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng ngân sách Nhà nước mỗi năm.

Đề xuất mới cho hệ thống buýt TP.HCM: Xe điện 100%

Đề xuất mới cho hệ thống buýt TP.HCM: Xe điện 100%

Công ty Phương Trang cho biết sẵn sàng đầu tư xe buýt thuần điện mới nhằm góp phần "xanh hóa" hệ thống giao thông đô thị tại TP.HCM.

Dự án hydro xanh đầu tiên ở Việt Nam được ngân hàng ngoại tư vấn tài chính

Dự án hydro xanh đầu tiên ở Việt Nam được ngân hàng ngoại tư vấn tài chính

Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam vừa ký thỏa thuận với công ty The Green Solutions trụ sở tại TP.HCM để cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính cho dự án hydro xanh Trà Vinh, dự án năng lượng hydro xanh đầu tiên tại Việt Nam.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Kết thúc giai đoạn 1 chương trình “Chinh phục Olympic Games Paris 2024”, Sacombank đã tìm ra 41 khách hàng may mắn sở hữu các phần thưởng giá trị. Giai đoạn 2, Sacombank triển khai chương trình hoàn tiền khi chi tiêu tại nước ngoài với tổng ngân sách đến 2 tỷ đồng.

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Sở Công Thương TP.HCM hôm nay 17/5 tổng kết kết quả về hợp tác thúc đẩy năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau 5 năm tại thành phố.

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024 thay vì chỉ đến cuối tháng 6/2024.