Thứ tư, 24/04/2024

Nhận định thị trường chứng khoán tuần sau: Dòng tiền tìm kiếm cơ hội

14/11/2021 1:00 PM (GMT+7)

Thị trường chứng khoán Việt Nam lập đỉnh trong tuần qua (từ 8 -12/11), bên cạnh đó, thanh khoản cũng ở mức lớn thứ 2 trong lịch sử giao dịch.

Giới phân tích cho rằng, lực cầu mua vào vẫn tương đối cao và dòng tiền đang nằm trong thị trường để tìm kiếm cơ hội. Vì vậy, chỉ số VN-Index có thể sẽ tiếp tục xác lập các đỉnh lịch sử mới trong tuần sau (từ 15 - 19/11).

Nhận định thị trường chứng khoán tuần sau: Dòng tiền tìm kiếm cơ hội - Ảnh 1.

Nhà đầu tư theo dõi giao dịch tại sàn giao dịch Công ty Chứng khoán Vietcombank. Ảnh tư liệu: Tuấn Anh/TTXVN

Dư địa tăng vẫn còn

Các nhà phân tích từ Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS) cho biết, thị trường trong nước chốt tuần với mức cao kỷ lục, đây cũng là tuần tăng thứ 3 liên tiếp của chỉ số VN-Index trong chuỗi tăng 5/6 tuần vừa qua. Thanh khoản bình quân trong 2 tuần vừa qua đạt 1 tỷ cổ phiếu/phiên về khối lượng và 29.180 tỷ đồng về giá trị khớp lệnh trên sàn HOSE. Tính chung 2 sàn HOSE và HNX, giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên đạt gần 35.600 tỷ đồng.

Đáng chú ý, dòng tiền vẫn tập trung ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, đặc biệt là cổ phiếu mang tính đầu cơ cao trên UPCOM, khi biên độ rất rộng ở sàn này tạo sức hấp dẫn lớn.

Về kỹ thuật, chỉ số VN-Index đang ở đỉnh cao mới, dòng tiền vẫn rất dồi dào khi các nhịp giảm trong phiên hầu như chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, ngay sau đó chỉ số bật tăng trở lại.

Tín hiệu đáng lưu ý trong tuần sau nằm ở nhóm VN30 khi sắc xanh lan tỏa trong phiên cuối tuần và sự tăng trở lại của nhóm cổ phiếu ngân hàng.

Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) nhận định, xu hướng tăng điểm của VN-Index vẫn đang mạnh và chỉ số có thể tiếp tục hướng tới vùng kháng cự 1.500 điểm trong tuần sau.

Tuần qua, VN-Index tiếp tục có tuần tăng điểm thứ 3 liên tiếp với mức tăng 16,86 điểm để đóng cửa cao nhất trong lịch sử tại 1.473,37. Trong khi đó, HNX-Index cũng tăng 13,99 điểm lên 441,63 điểm.

Nhóm 10 cổ phiếu ảnh hưởng lớn nhất đến VN-Index trong tuần đóng góp 11/16,86 điểm tăng của chỉ số. Trong nhóm này các mã cổ phiếu vốn hóa trung bình tăng vượt trội so với nhóm bluechip (cổ phiếu của công ty có uy tín và tình hình tài chính vững chắc, giá trị vốn hóa thị trường lớn).

Cụ thể các mã GEX, DIG lần lượt ghi nhận các mức tăng 25,8% và 27,5%, cao hơn nhiều so với các mã vốn hóa lớn nhất thị trường như VCB chỉ tăng 0,7%, MWG tăng 3,0%. Ngoài ra, nhóm cổ phiếu thị giá thấp ghi nhận nhiều mã tăng rất mạnh như ITA tăng 27,8%, HAG tăng 32,8%.

Khối ngoại duy trì trạng thái bán ròng với giá trị gần 1.300 tỷ đồng trong tuần. SSI và PAN là 2 mã bị bán ròng nhiều nhất với giá trị lần lượt đạt 373 tỷ đồng và 316 tỷ đồng. Bên phía mua ròng, 3 cổ phiếu ngân hàng đã dẫn đầu danh sách với giá trị lần lượt đạt 269 tỷ đồng, 204 tỷ đồng và 180 tỷ đồng.

Xét về nhóm ngành, theo thống kê của Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SHS), cổ phiếu dầu khí tăng mạnh nhất với 9,2% giá trị vốn hóa. Các cổ phiếu tiêu biểu trong nhóm như: BSR tăng 2,1%, PVC tăng 2,2%, PVT tăng 2,8%, PVS tăng 3,8%, PVD tăng 4,1%, PLX tăng 11,3%...

Tiếp theo là nhóm cổ phiếu công nghiệp với mức tăng 7,3% giá trị vốn hóa. Nhóm hàng tiêu dùng tăng 2,3% với các cổ phiếu tiêu biểu như: BHN tăng 1%, MSN tăng 1,2%, HNG tăng 16,5%...

Nhóm cổ phiếu tài chính tăng 2% giá trị vốn hóa, nhờ mức tăng của các trụ cột ở cổ phiếu động sản như: NVL tăng 1%, KDH tăng 2,7%, NLG tăng 15,8%...; cổ phiếu chứng khoán như: VCI tăng 0,4%, SHS tăng 3%, SSI tăng 4%, HCM tăng 5,1%, VND tăng 8,5%...

Ngành dịch vụ tiêu dùng tăng 1,7% giá trị vốn hóa, công nghệ thông tin tăng 1,3%, dược phẩm và y tế tăng 1,2%, nguyên vật liệu tăng 0,1%.

Ở chiều ngược lại, ngành tiện ích cộng đồng giảm mạnh nhất với 1,7% giá trị vốn hóa. Cổ phiếu vốn hóa lớn trong nhóm này như: POW giảm 0,4%, GAS giảm 3,5%...  Tiếp đến, nhóm ngân hàng giảm 0,5% giá trị vốn hóa.

Chuyên gia từ SHS nhận định, cùng với việc chinh phục được những ngưỡng cao mới, thanh khoản trong tuần qua là mức cao thứ hai trong lịch sử cho thấy lực cầu mua vào tương đối tích cực và dòng tiền vẫn đang nằm trong thị trường để tìm kiếm cơ hội.

Trên góc nhìn kỹ thuật, VN-Index đang di chuyển trong sóng tăng với mục tiêu của nhịp tăng này quanh ngưỡng 1.540 điểm . Do đó, dư địa tăng vẫn còn nên trong tuần giao dịch tiếp theo 15/11-19/11, VN-Index có thể tiếp tục tăng điểm để hướng đến những mức đỉnh cao mới mà gần nhất là kháng cự tâm lý 1.500 điểm. Tuy nhiên, những phiên rung lắc có thể xảy ra trong quá trình này.

SHS cũng cho rằng trong kịch bản tiêu cực, nếu áp lực bán gia tăng thì VN-Index có thể sẽ cần kiểm tra lại lực cầu quanh ngưỡng tâm lý 1.450 điểm.

Chứng khoán thế giới đi lên

Thị trường chứng khoán Việt Nam lập đỉnh cao mới trong phiên cuối tuần (19/11), trong bối cảnh các thị trường chứng khoán thế giới diễn biến tích cực.

Các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 12/11, khi giới đầu tư vẫn lạc quan về triển vọng của nền kinh tế toàn cầu.

Khép lại phiên này, chỉ số Nikkei 225 tại thị trường chứng khoán Tokyo tăng 1,1% lên 29.609,97 điểm, khi đồng yên suy yếu hỗ trợ hoạt động xuất khẩu, trong khi các thị trường Sydney và Seoul cũng tăng hơn 1%. Sắc xanh cũng được ghi nhận tại Thượng Hải, Singapore, Đài Bắc và Manila.

Thị trường Hong Kong (Trung Quốc) cũng nối dài đà tăng trong phiên trước nhờ sự khởi sắc của các công ty công nghệ, với chỉ số Hang Seng tăng 0,3% lên 25.327,97 điểm. Trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải (Trung Quốc) tăng 0,2% và đóng phiên với 3.539,10 điểm.

Chứng khoán Mỹ tăng cao hơn trong phiên 12/11, khi giới đầu tư bớt lo ngại về số liệu kinh tế đáng thất vọng.  Phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,5% lên 36.100,31 điểm. Chỉ số tổng hợp S&P 500 tăng 0,7% lên 4.682,85 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 1,0% và đóng cửa ở mức 15.860,96 điểm.

Tuy nhiên tính chung trên cả tuần, chỉ số Dow Jones vẫn giảm 0,6%, chỉ số S&P 500 lùi 0,3% và chỉ số Nasdaq Composite mất 0,7%. Tâm lý kém lạc quan của người tiêu dùng có thể khiến các nhà bán lẻ lo lắng khi mùa mua sắm nghỉ lễ đang đến gần. Song các nhà kinh tế cho rằng tâm lý sẽ phục hồi khi những khó khăn về nguồn cung toàn cầu được giải quyết và người tiêu dùng ít khả năng thu hẹp lại chi tiêu.

Bà Gargi Chaudhuri, trưởng bộ phận chiến lược đầu tư iShares của tập đoàn quản lý đầu tư BlackRock cho biết các số liệu về người tiêu dùng Mỹ khá thất vọng và phản ánh nỗi lo về lạm phát. Tuy nhiên, báo cáo thu nhập của các doanh nghiệp vẫn ở mức cao với tăng trưởng lợi nhuận tốt hơn dự kiến trong quý. Điều này có nghĩa các doanh nghiệp đã có thể chuyển một số chi phí cao hơn của họ sang cho người tiêu dùng.

Nhìn chung, cả doanh nghiệp lẫn giới đầu tư tỏ ra khá lạc quan với mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý III. Tính đến thứ Sáu, 459 công ty thuộc nhóm chỉ số S&P 500 đã báo cáo; trong đó, 80% doanh doanh nghiệp có lợi nhuận vượt qua dự báo thị trường.

Trong tuần tới, giới đầu tư sẽ tập trung vào báo cáo của các nhà bán lẻ để xác định liệu lạm phát có làm giảm tỷ suất lợi nhuận hay không. Walmart Inc, Target Corp, Home Depot Inc và Macy's Inc là những chuỗi bán lẻ nổi tiếng dự kiến sẽ công bố báo cáo vào tuần tới. Ngoài báo cáo từ doanh nghiệp, Chính phủ Mỹ cũng sẽ công bố kết quả bán lẻ tháng 10 vào thứ Ba (16/11 theo giờ địa phương).

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng dồn sự chú ý vào kết quả của cuộc gặp trực tuyến giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tối thứ Hai (15/11).

Giới chuyên gia hầu hết đều tỏ ra vui mừng trước việc hai bên đã có những cuộc đối thoại. Song đa phần các nhà quan sát không nghĩ sẽ có bất cứ diễn biến lớn nào tại cuộc họp này, trừ khi các bên đưa ra một số thay đổi đáng kinh ngạc trong chính sách thuế quan. Dù vậy, khả năng này không hề cao.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

VN-Index tăng hơn 28 điểm, trở lại mốc 1.200 điểm

VN-Index tăng hơn 28 điểm, trở lại mốc 1.200 điểm

Kết thúc phiên giao dịch hôm nay (24/4), VN-Index tăng 28,21 điểm (2,4%), lên mức 1.205,61 điểm; HNX-Index tăng 5,24 điểm (2,35%), lên mức 227,87 điểm.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (24/4): Mang dịch vụ công nghệ thông tin ra nước ngoài, FPT thắng lớn

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (24/4): Mang dịch vụ công nghệ thông tin ra nước ngoài, FPT thắng lớn

Quý I năm nay, mảng dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) nước ngoài tiếp tục đóng góp chính vào tốc độ tăng trưởng của FPT với doanh thu đạt 6.999 tỷ đồng (tăng 29%).

TP.HCM chấn chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ

TP.HCM chấn chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ

Các đại lý đổi ngoại tệ chỉ được dùng đồng Việt Nam mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân và không được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân lấy đồng Việt Nam (trừ các đại lý đổi ngoại tệ được phép thoái hối đặt tại khu cách ly ở các cửa khẩu quốc tế được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân mang hộ chiếu nước

Chứng khoán lại dò "đáy"

Chứng khoán lại dò "đáy"

VN-Index đóng cửa phiên hôm nay (23/4) lại giảm tới 12,82 điểm (-1,08%), xuống 1.177,4 điểm.

TP.HCM: Phát hành trái phiếu để "nắn" dòng kiều hối vào hạ tầng

TP.HCM: Phát hành trái phiếu để "nắn" dòng kiều hối vào hạ tầng

Đây là đề xuất được nhiều chuyên gia đưa ra tại buổi tọa đàm “Nắn dòng kiều hối vào hạ tầng” do báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức sáng 23/4.

Giá vàng lao dốc trước phiên đấu thầu

Giá vàng lao dốc trước phiên đấu thầu

Trước khi bước vào phiên đấu thầu chính thức lúc 9h sáng nay (23/4), giá niêm yết của vàng bất ngờ lao dốc.