Thứ bảy, 18/05/2024

Nhà vệ sinh công cộng tại TP.HCM: Có nơi có người ở, nơi kết hợp quán cà phê

14/03/2023 3:15 PM (GMT+7)

Tại TP.HCM có khoảng 200 nhà vệ sinh công cộng, trong số này có nhà vệ sinh công cộng kết hợp quán cà phê, có nhà vệ sinh công cộng có người ở...

Hiện khu vực trung tâm TP.HCM là nơi có số lượng nhà vệ sinh công cộng (NVSCC) nhiều nhất. Phần lớn tập trung ở các công viên, bến xe buýt, như phố đi bộ Nguyễn Huệ, công viên Tao Đàn, công viên Lê Văn Tám, Công viên Bách Tùng Diệp, trạm trung chuyển xe buýt đường Hàm Nghi…

Theo ghi nhận của phóng viên, tại trạm trung chuyển xe buýt trên đường Hàm Nghi có 3 NVSCC, trong đó 2 nhà vệ sinh đã hư, bị khóa bên ngoài. Nhà vệ sinh còn lại tuy còn hoạt động, nhưng thường xuyên hư hỏng, thiết bị xuống cấp.

Đủ kiểu nhà vệ sinh công cộng tại TP.HCM - Ảnh 1.

Nhà vệ sinh công cộng hư hỏng tại trạm trung chuyển xe buýt trên đường Hàm Nghi. Ảnh: Quang Sung

“Nhà vệ sinh đó thường xuyên mất nước, bên trong cũng dơ bẩn, nên người ta ngại đi lắm. Tụi tui mà muốn đi vệ sinh, phải đi ké ở công viên hoặc vô các khu chợ gần đây”, một người lái xe ôm tại khu vực này cho hay.

Tại góc đường Nguyễn Thị Minh Khai - Lê Quý Đôn (quận 1), có một ki-ốt quán cà phê kết hợp vận hành NVSCC. Tuy nhiên thoạt nhìn qua, không thấy biển hiệu NVSCC, người đi đường thường lầm tưởng đây là một quán cà phê cóc. Khi đến gần và hỏi, chủ quán cho biết nhà vệ sinh này vẫn hoạt động miễn phí. Bên trong tương đối sạch sẽ, không có hiện tượng bốc mùi.

Nằm trên đường Tú Xương, đoạn giao với Cách Mạng Tháng Tám (quận 3) có một ki-ốt NVSCC trông khá mới. Bên ngoài NVSCC này kết hợp với tiệm bán kem. Hiện ki-ốt này đang được dán giấy thông báo sửa chữa, do đó chưa phục vụ người dân.

Đủ kiểu nhà vệ sinh công cộng tại TP.HCM - Ảnh 3.

Quán cà phê kết hợp NVSCC, cửa nhà vệ sinh trở thành nơi treo bao bì. Ảnh: Quang Sung

Trên đường Lê Hồng Phong (quận 5), đoạn gần bến xe buýt Lê Hồng Phong có một NVSCC rất lớn, nhưng đã xuống cấp. Bên ngoài có ghi dòng chữ “Nhà vệ sinh công cộng”, trong nhà có một người phụ nữ thu tiền mỗi khi có người đi vệ sinh. Giá cho mỗi lần đi vệ sinh là 5.000 đồng.

Theo ghi nhận, khu NVSCC này đã xuống cấp nghiệp trọng, cửa nhà vệ sinh đã hư hại nhiều. Nước được chứa trong thùng nhựa, người dân tự dội nước sau khi đi vệ sinh. Phía trên nhà vệ sinh chi chít màng nhện, sàn gạch đã bị bong tróc, hư hỏng.

Đủ kiểu nhà vệ sinh công cộng tại TP.HCM - Ảnh 4.

NVSCC trên đường Lê Hồng Phong có người trông giữ, thu tiền. Ảnh: Quang Sung

Bên cạnh những NVSCC xuống cấp, tại TP.HCM cũng có nhiều NVSCC tương đối hiện đại và sạch sẽ. Điển hình như các NVSCC tại công viên Tao Đàn (quận 1), công viên Lê Văn Tám (quận Bình Thạnh)...

Các nhà vệ sinh tại đây có để sẵn dép choi người dân sử dụng khi vào nhà vệ sinh. Bên trong có hệ thống điện, thông gió, giúp không khí thông thoáng. Những nhà vệ sinh kiểu này là điểm đến thường xuyên của những tài xế xe ôm công nghệ.

Đủ kiểu nhà vệ sinh công cộng tại TP.HCM - Ảnh 5.

Một mô hình NVSCC kết hợp quán cà phê sắp đi vào hoạt động. Ảnh: Quang Sung

Anh Trần Hiền - một tài xế xe ôm công nghệ, cho biết: “Tôi hay đậu xe ở đây để chờ có khách thì chạy, thỉnh thoảng đi vệ sinh ở đây. Chỗ này được cái sạch sẽ, anh em có ý thức giữ gìn vệ sinh. Vì chỗ này anh em thường xuyên sử dụng, nên phải có ý thức để có chỗ phục vụ mình, nếu mà làm bẩn thì lần sau chỗ đâu mà đi”.

Đủ kiểu nhà vệ sinh công cộng tại TP.HCM - Ảnh 6.

NVSCC tại công viên Lê Văn Tám là điểm đến của nhiều tài xế xe ôm công nghệ. Ảnh: Quang Sung

Theo thông tin chính thức, trong tháng 2/2023, bảng xếp hạng của QS Supplies - Nikkei Asia, đánh giá chất lượng nhà vệ sinh công cộng tại TP.HCM xếp ở vị trí 67/69 thành phố du lịch trên thế giới.

TP.HCM có hơn 10 triệu người sinh sống, trong năm 2022 đón 30 triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước. Năm 2023, TP.HCM đặt mục tiêu phấn đấu đón 35 triệu lượt khách (trong đó có 5 triệu lượt khách quốc tế). Tuy nhiên, trên địa bàn TP.HCM hiện nay chỉ có khoảng 200 nhà vệ sinh công cộng.

TP.HCM có đề án xây dựng 1.000 nhà vệ sinh công cộng, nhằm phục vụ nhu cầu của cư dân thành phố và du khách; xây dựng thành phố văn minh, sạch đẹp và giải quyết nạn phóng uế bừa bãi, tuy nhiên đến nay, đề án vẫn chưa thể thực hiện.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Quảng cáo mỹ phẩm trái phép tại 'đại hội da liễu spa'

Quảng cáo mỹ phẩm trái phép tại 'đại hội da liễu spa'

Một công ty đã tự ý tổ chức "đại hội da liễu" để quảng bá mỹ phẩm trái phép dù công ty không được cấp phép để tổ chức.

Hơn 1.700 xe sang Mercedes ở Việt Nam phải triệu hồi

Hơn 1.700 xe sang Mercedes ở Việt Nam phải triệu hồi

Mercedes-Benz Việt Nam (MBV) đang tiến hành triệu hồi nhiều dòng sản phẩm do 2 vấn đề riêng biệt liên quan tới hộp cầu chì và cụm bơm nhiên liệu, theo thông tin từ Cục Đăng kiểm.

6 ngân hàng ngoại đồng loạt cho công ty tài chính của EVN vay

6 ngân hàng ngoại đồng loạt cho công ty tài chính của EVN vay

EVNFinance, công ty tài chính thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, vừa ký kết gói vay hợp vốn trị giá 65 triệu USD với 6 ngân hàng hàng đầu của Đài Loan (Trung Quốc).

Dự án hydro xanh đầu tiên ở Việt Nam được ngân hàng ngoại tư vấn tài chính

Dự án hydro xanh đầu tiên ở Việt Nam được ngân hàng ngoại tư vấn tài chính

Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam vừa ký thỏa thuận với công ty The Green Solutions trụ sở tại TP.HCM để cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính cho dự án hydro xanh Trà Vinh, dự án năng lượng hydro xanh đầu tiên tại Việt Nam.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Kết thúc giai đoạn 1 chương trình “Chinh phục Olympic Games Paris 2024”, Sacombank đã tìm ra 41 khách hàng may mắn sở hữu các phần thưởng giá trị. Giai đoạn 2, Sacombank triển khai chương trình hoàn tiền khi chi tiêu tại nước ngoài với tổng ngân sách đến 2 tỷ đồng.

Tái hiện không gian trồng sâm Ngọc Linh tại Lễ hội sâm TP.HCM

Tái hiện không gian trồng sâm Ngọc Linh tại Lễ hội sâm TP.HCM

Tại Lễ hội Sâm và Hương liệu, dược liệu Quốc tế TP.HCM năm 2024 sẽ có không gian nhà màng, tái hiện mô hình trồng sâm Ngọc Linh.