Thứ ba, 21/05/2024

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (23/1): Nhà đầu tư cần quan sát thêm diễn biến của dòng tiền để "đón sóng"

23/01/2024 6:30 AM (GMT+7)

Xu hướng chính của VN-Index phiên hôm nay (23/1) vẫn là tăng nhưng nhà đầu tư cần quan sát thêm diễn biến của dòng tiền để xác nhận nhóm ngành tiếp theo đón sóng. Theo đó, ngưỡng hỗ trợ và kháng cự tham chiếu lần lượt là 1.160 và 1.220 điểm.

Đóng cửa phiên giao dịch hôm qua 22/1, sàn HoSE có 246 mã tăng và 223 mã giảm, VN-Index tăng 1,36 điểm (+0,12%), lên 1.182,86 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt xấp xỉ 890 triệu đơn vị, giá trị 18.739,2 tỷ đồng, tăng 34,26% về khối lượng và 26,65% về giá trị so với phiên cuối tuần trước ngày 19/1. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 118,69 triệu đơn vị, giá trị 2.647,3 tỷ đồng.

Đáng chú ý là ở phiên này, khối ngoại tiếp tục mua ròng mạnh với 211 tỷ đồng, tập trung mua chủ yếu tại STB, HPG, VCG, HSG...

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (23/1): Nhà đầu tư cần quan sát thêm diễn biến của dòng tiền để "đón sóng"- Ảnh 1.

Chứng khoán SSI khuyến nghị nhà đầu tư quan tâm đến mã cổ phiếu CTR của Công trình Viettel. Ảnh: Công trình Viettel

Thăm dò các cổ phiếu có nền tảng tốt

Phiên giao dịch hôm nay (23/1), Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) đánh giá, sau nhịp tăng điểm mở cửa phiên 22/1, VN-Index diễn biến rung lắc trong phiên trước khi đảo chiều hồi phục một phần về cuối phiên. Việc VN-Index hình thành mẫu nến rút chân, cùng với thanh khoản gia tăng vài một vài nhóm ngành dẫn dắt đã giúp cho chỉ số tránh được một phiên giảm điểm tiêu cực.

Nhiều khả năng chỉ số có thể tiếp tục duy trì quán tính tăng điểm lên vùng đích kỳ vọng được đặt quanh 1.185 điểm (+/-10 điểm).

Nhà đầu tư được khuyến nghị mua/bán linh hoạt 2 chiều tỷ trọng thấp tại các vùng hỗ trợ/kháng cự, cụ thể là quanh 1.145 điểm (+/-5 điểm) và quanh 1.185 điểm (+/-5 điểm).

Với Chứng khoán Asean (Aseansc), trong phiên 22/1, VN-Index trải qua một nhịp điều chỉnh trong phiên song với khối lượng không lớn. Nhịp điều chỉnh kết thúc ngay từ đầu phiên chiều khi lực cầu quay trở lại thị trường và tạo ra sự lan tỏa ở cuối phiên (246 mã tăng/223 mã giảm) khiến cho đà tăng của thị trường tiếp tục được củng cố.

Aseansc khuyến nghị nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân thăm dò các nhóm cổ phiếu có nền tảng trong giai đoạn vừa qua sau những phiên tăng điểm của nhóm ngân hàng. Tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục lên mức 80%.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (23/1): Nhà đầu tư cần quan sát thêm diễn biến của dòng tiền để "đón sóng"- Ảnh 2.

Cơ cấu doanh thu của Công trình Viettel. Nguồn: Công trình Viettel

Còn theo Chứng khoán Vietcombank (VCBS), về góc nhìn kỹ thuật, VN- Index ghi nhận phiên giao dịch điều chỉnh rung lắc với thanh khoản gia tăng mạnh. Biểu đồ kỹ thuật cho thấy thị trường trong ngắn hạn vẫn đi lên nhưng vẫn có xác suất xuất hiện nhịp điều chỉnh trong phiên.

Thị trường đang ủng hộ cho xu hướng tăng trung hạn. Thêm vào đó, VN Index đang chạm mốc kháng cự trung hạn, nếu chỉ số chung vượt qua mốc này thì sẽ hướng tới mốc 1.200 và trong dài hạn là hướng tới mốc 1.260 điểm của VN-Index.

"Nhà đầu tư cần tận dụng những phiên điều chỉnh để giải ngân từng phần đối với những cổ phiếu cho tín hiệu kiểm định chắc vùng hỗ trợ và có xu hướng tăng trung hạn, đặc biệt cổ phiếu thuộc nhóm ngành bất động sản, chứng khoán", VCBS khuyến nghị.

Mã cổ phiếu nào tiềm năng?

Phiên giao dịch hôm nay (23/1), Chứng khoán SSI (SSI) khuyến nghị 2 mã cổ phiếu là FPT và CTR với triển vọng mảng công nghệ thông tin tiếp tục tăng trưởng ổn định

Cụ thể đối với Công trình Viettel (CTR), lũy kế cả năm 2023, doanh nghiệp này thu về hơn 11.399 tỷ đồng doanh thu thuần và 645,4 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt tăng 22% và 16% so với năm 2022. Như vậy, Công trình Viettel đã hoàn thành vượt 10% mục tiêu doanh thu và vượt 5% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Đây cũng là những kết quả kinh doanh cao kỷ lục của doanh nghiệp này kể từ khi niêm yết trên thị trường chứng khoán. Công trình Viettel hiện đang hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp, hạ tầng cho thuê, vận hành khai thác, dịch vụ kỹ thuật, và cung ứng giải pháp tích hợp và thương mại.

Trong đó, xét về cơ cấu doanh thu năm 2023, lĩnh vực xây lắp của Công trình Viettel ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất, tăng 47% so với năm 2022, đóng góp 31% tổng doanh thu. Động lực tăng trưởng mảng này chủ yến đến từ hoạt động xây dựng dân dụng. Trong năm 2023, Công trình Viettel cũng tham gia các dự án đầu tư công với tỷ lệ trúng thầu đạt 37%.

Lĩnh vực hạ tầng cho thuê của Công trình Viettel trong năm 2023 ghi nhận tăng trưởng 39% so với năm 2022, đóng góp 4% tổng doanh thu cả năm. Đà tăng trưởng của mảng này chủ yếu đến từ việc cho thuê trạm BTS tăng tới 68%. Qua đó, giúp củng cố vững chắc vị thế đầu ngành của Công trình Viettel trong việc cho thuê trạm phát sóng.

Lĩnh vực vận hành khai thác của Công trình Viettel tăng 13% so với năm 2022, đóng góp 49% tổng doanh thu cả năm. Trong đó, vận hành khai thác nước ngoài tăng 35%, vận hành khai thác trong nước tăng 7%. Ngoài ra, Công trình Viettel còn thực hiện vận hành khai thác cho các đối tác trong và ngoài nước như Bộ Công An, CMC Telecom và các trạm phát sóng tại Myanmar.

Các lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật, giải pháp tích hợp và thương mại cũng ghi nhận mức tăng trưởng dương trong năm 2023.

Với kết quả trên, đà tăng trưởng của Công trình Viettel tiếp tục được duy trì. Trong giai đoạn 2019 - 2023, tốc độ tăng trưởng kép doanh thu của công ty đạt 22% và tốc độ tăng trưởng kép lợi nhuận trước thuế đạt 33,5%.

Triển vọng đầu tư với CTR, SSI dự đoán phạm vi phủ sóng 3G/4G cao hơn cũng như tiềm năng thương mại hóa 5G trong năm 2024 (theo kế hoạch đấu giá của Bộ Truyền thông và thông tin cho các băng tần 2.500-2.600 MHz và 3.560-4.000 MHz), điều này sẽ dẫn đến nhu cầu đối với các trạm BTS tăng lên và mang lại lợi ích cho mảng hạ tầng cho thuê và vận hành khai thác.

Còn với cổ phiếu FPT, SSI cho rằng lợi nhuận trước thuế vẫn tăng trưởng ổn định nhờ mảng công nghệ thông tin nước ngoài và giáo dục. Tuy nhiên, SSI lo ngại việc đồng JPY tiếp tục mất giá so với VND có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của FPT tại thị trường Nhật Bản.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT của ông Trương Gia Bình liên tục chinh phục định giá mới trong lịch sử hoạt động đã đưa vốn hoá của doanh nghiệp tăng cao. Các cổ phiếu công nghệ khác cũng đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư khi nhiều mã trong ngành bật tăng từ tháng 4, đẩy mặt bằng giá lên cao.

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

Hiện có bốn ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu, gồm: Ngân hàng Đông Á (DongABank), Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank) và Dầu khí toàn cầu (GPBank). Các ngân hàng này cũng đang được NHNN kiểm soát đặc biệt.

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều công ty trên sàn chứng khoán như FPT, Nhựa Tiền Phong, Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, Cơ khí và khoáng sản Hà Giang đang nằm trong danh sách 31 doanh nghiệp thoái vốn đợt 2/2024 của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Nhiều nhà đầu tư lo ngại bị "bỏ rơi" vì vẫn đang đứng ngoài quan sát khi VN-Index tăng một mạch hơn 100 điểm chỉ trong thời gian ngắn

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa quyết định chuyển 2 mã cổ phiếu DAG và TNA từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch, bắt đầu vào ngày 24/5/2024.

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Đến hết năm 2025, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC sẽ giảm từ 95,44% xuống mức hơn 65% theo quyết định của Chính phủ. Becamex đang trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 4.700 ha.