Thứ ba, 14/05/2024

Nguồn cung dự báo tăng 20%, bất động sản nghỉ dưỡng cố gắng bắt kịp đà phục hồi của ngành du lịch

01/04/2024 11:35 AM (GMT+7)

Dưới tốc độ phục hồi của ngành du lịch, nhiều chuyên gia kỳ vọng thị trường bất động sản nghỉ dưỡng sẽ sớm bắt kịp đà. Phân khúc này được dự báo sẽ tăng nhẹ nguồn cung khoảng 20% trong năm 2024.

Xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2015, các dự án bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu phát triển bùng nổ với mức tăng trưởng lên tới 50% mỗi năm cho đến khi có sự giảm sút mạnh trong năm 2018 rồi liên tục biến động.

Giai đoạn 2015-2017, cùng với sự phát triển đa dạng về du lịch, hàng nghìn dự án bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng được phát triển, tập trung ở khu vực Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc...

Tuy nhiên, đến năm 2018, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng đổi chiều suy giảm do có nhiều bất cập nội tại khiến nhà đầu tư e ngại như tính pháp lý của condotel; năng lực vận hành, cam kết của chủ đầu tư, giá... Năm 2020, tác động của dịch Covid-19 khiến thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng có dấu hiệu đóng băng và không có giao dịch cho tới hết năm 2021.

Đầu năm 2022, bất động sản nghỉ dưỡng lại đảo chiều với hiệu ứng các ông lớn bất động sản dồn dập công bố, đề xuất đầu tư, tài trợ lập quy hoạch những dự án nghỉ dưỡng hàng trăm đến vài chục nghìn ha, thậm chí hàng tỷ USD.

Nguồn cung dự báo tăng 20%, bất động sản nghỉ dưỡng cố gắng bắt kịp đà phục hồi của ngành du lịch- Ảnh 1.

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng dự báo sẽ cải thiện nguồn cung trong năm 2024. Ảnh: Gia Linh

Tuy nhiên, chỉ đến giữa tháng 5 năm 2022, thị trường bất động sản bắt đầu ghi nhận những dầu hiệu trầm lắng. Hàng loạt các chính sách thắt chặt về tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp cùng nhiều lý do khác đã khiến điều kiện thị trường tài chính trở nên khó khăn hơn, kéo theo đó là nhiều rủi ro và lãi suất tăng. Dòng tiền dễ gần như không còn khi càng về cuối năm.

Các chuyên gia đánh giá, bất động sản du lịch và nghỉ dưỡng tại Việt Nam đã tăng trưởng mạnh trong vài năm qua. Tuy nhiên, hàng loạt doanh nghiệp phải trả giá vì phát triển ồ ạt ở các giai đoạn trước, nhiều dự án bị tạm dừng khiến lượng tồn kho tăng mạnh, trong khi nguồn cung mới sụt giảm nghiêm trọng.

Số liệu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, năm 2023, cả nước có khoảng 3.165 sản phẩm bất động sản du lịch nghỉ dưỡng mới, giảm hơn 80% so với năm 2022. Lượng giao dịch cũng chưa phục hôi như kỳ vọng, toàn thị trường chỉ ghi nhận 726 giao dịch thành công trong năm 2023. Bởi các dự án vẫn đang gặp vướng mắc về pháp lý nên chưa thể ra hàng. Trong khi hàng tồn kho chủ yếu là các sản phẩm cao cấp, giá trị lớn, phải cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm cắt lỗ từ các nhà đầu tư mua trước đó.

Tới thời điểm hiện tại, trong khi các phân khúc khác đều đã có nhiều dấu hiệu phục hồi thì bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng vẫn chưa thoát khỏi trạng thái "ảm đạm".

Tuy nhiên, dưới đà phục hồi của ngành du lịch, nhiều chuyên gia kỳ vọng phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng sẽ sớm bắt kịp đà. Ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch VARS cho biết ngành du lịch đang tăng trưởng mạnh mẽ, gần tiến tới mức tương đương năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch Covid-19. Cụ thể, 2 tháng đầu năm 2024, đã có hơn 3 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 68,7% so với cùng kỳ năm trước và băng 98,5% so với năm 2019.

Đặc biệt, hấp lực từ ngành du lịch, trên nền tảng tiếp tục phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo quyết định số 147/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, sẽ là động lực để các doanh nghiệp phát triển dự án đấy nhanh tiến độ, bơm thêm nguồn cung bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng mới vào thị trường.

Đồng thời, Nghị định 10/2023/NĐ-CP tháo gỡ cho hoạt động cấp sổ hồng của loại hình condotel, officetel... thời gian tới có thể đạt độ ngắm nhất định, đem lại hy vọng cho chủ đầu tư và nhà đầu tư, từ đó hỗ trợ sự bứt phá trở lại.

Chủ tịch VARS dự kiến nguồn cung bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng năm 2024 có cơ hội cải thiện khoảng 20% so năm 2023. Trong đó, loại hình căn hộ biển là điểm nhấn của phân khúc, do vừa đáp ứng nhu cầu về tỉnh sở hữu, vừa có thể khai thác cho thuê, tạo dòng tiền.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Giá thuê mặt bằng bán lẻ tại TP.HCM không hạ

Giá thuê mặt bằng bán lẻ tại TP.HCM không hạ

Tỷ lệ lấp đầy các trung tâm thương mại đã vượt mức trên 90% với giá thuê duy trì mức tăng trưởng tốt. Tại TP.HCM, khu vực trung tâm duy trì giá thuê ở mức cao, khoảng 140 USD/m2/tháng.

Tiếp tục nới lỏng quy định đấu thầu vàng miếng SJC

Tiếp tục nới lỏng quy định đấu thầu vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục đấu thầu vàng miếng SJC vào sáng 14/5. Lượng đấu thầu tối thiểu cho 1 thành viên tham gia được giảm còn 500 lượng.

Cảng Cái Mép chính thức được tiếp nhận siêu tàu container

Cảng Cái Mép chính thức được tiếp nhận siêu tàu container

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa đón nhận tin vui khi Bộ Giao thông Vận tải vừa chấp thuận cho Cảng container quốc tế Cái Mép (CMIT) tiếp nhận tàu container có trọng tải đến hơn 214 ngàn tấn.

Giá vàng nhảy múa điên cuồng, người dân vẫn đổ xô mua

Giá vàng nhảy múa điên cuồng, người dân vẫn đổ xô mua

Giá vàng ngày 15/3 tăng giảm điên cuồng, rớt một mạch 4 - 5 triệu rồi quay đầu tăng trở lại. Người dân vẫn rồng rắn, xếp hàng chờ cả tiếng đồng hồ để mua.

Chở hơn 1.000 khách, tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo chạy 4 tiếng

Chở hơn 1.000 khách, tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo chạy 4 tiếng

Tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo chở khách được khai trương hôm nay 13/5 có giá vé từ 615.000 đồng đến 1,1 triệu đồng/lượt tùy theo hạng ghế và ngày chạy tàu.

Mây ngũ sắc ở TP.HCM: Không phải dấu hiệu thời tiết xấu

Mây ngũ sắc ở TP.HCM: Không phải dấu hiệu thời tiết xấu

Hiện tượng mây ngũ sắc xuất hiện trên bầu trời TP.HCM không nói lên bất kỳ dấu hiệu nào về diễn biến thời tiết xấu sắp xảy ra.