Người phụ nữ 69 tuổi kiếm gần 7 tỷ đồng tiền ảo Bitcoin bị nghi ngờ gian lận

Huỳnh Dũng Thứ hai, ngày 22/11/2021 11:30 AM (GMT+7)
Người phụ nữ 69 tuổi Isarel kiếm hơn 300.000 USD tiền ảo Bitcoin, nhưng ngân hàng nghi ngờ gian lận.
Bình luận 0

Kể từ khi Bitcoin ra đời, nó đã đạt mức cao nhất mọi thời đại vào năm nay và cũng là năm nó khiến nhiều người trở nên giàu có- những người đã sử dụng nó trong danh mục đầu tư của họ. Mới nhất, có một vấn đề liên quan tới loại tiền ảo này đến từ Israel.

Theo đó, bà Esther Freeman, một công chức đã về hưu người Israel cho biết từng đầu tư 10.000 ILS (tương đương khoảng 3.000 USD) vào tiền ảo Bitcoin từ năm 2013, khi lắng nghe lời khuyên của các thành viên trong gia đình.

Esther Freeman, một người hưu trí 69 tuổi, nói với Ynet trong một cuộc phỏng vấn rằng, lần đầu tiên bà nghe nói về tiền điện tử cách đây 8 năm. Ảnh: @AFP.

Esther Freeman, một người hưu trí 69 tuổi nói với trang Ynet trong một cuộc phỏng vấn rằng, lần đầu tiên bà nghe nói về tiền điện tử cách đây 8 năm. Ảnh: @AFP.

"Tôi đã lắng nghe con trai và các cháu trai của mình, và từ đó tôi đã cố gắng thực hiện đầu tư. Tôi không hề có bất kỳ kiến thức nào về chủ đề này, trong sự ngây thơ thực sự của một ngưới bình thường. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng số tiền lại tăng cao đến mức như vậy", bà Esther Freeman nói.

Như chúng ta biết, giá Bitcoin đã tăng gấp nhiều lần trong năm nay. Mãi cho đến hôm nay, giá trị tiền ảo này của bà lên tới một triệu ILS (khoảng 324.000 USD), tức là tăng gấp hơn 100 lần (khoảng 7 tỷ đồng). Bây giờ, bà ấy  không còn làm việc nữa, và nghĩ rằng khoản tiền sẽ cải thiện tình hình của mình như một người về hưu và có thể dùng số tiền đó để giúp đỡ các con của mình. Tuy nhiên, Hapoalim Bank, nơi bà Esther đặt tài khoản đã từ chối cho nhà đầu tư này rút tiền vì lo ngại rửa tiền.

Có thể thấy, dù số Bitcoin đã tăng 100 lần giá trị nhưng Hapoalim, một trong những ngân hàng lớn nhất Israel từ chối chuyển số tài sản mã hóa của bà Esther thành tiền mặt. Bà đã rất vất vả để thuyết phục ngân hàng của mình tôn trọng khoản đầu tư này. Còn phía ngân hàng giải thích lý do của việc làm này đến từ lo ngại rửa tiền hoặc ủng hộ khủng bố. Bên cạnh đó, Hapoalim còn đưa ra những mặt tối của ngành tài sản kỹ thuật số với lĩnh vực ngân hàng.

"Đặc điểm của tiền ảo cho phép chúng được chuyển một cách ẩn danh và không có sự giám sát, thường qua mặt các tổ chức tài chính và chúng là đối tượng của cuộc chiến chống rửa tiền và tài trợ khủng bố", đại diện ngân hàng Hapoalim lên tiếng.

Hapoalim Bank - một trong những ngân hàng lớn nhất trong nước từ chối chuyển số tài sản mã hóa của bà Esther thành tiền mặt vì có thể có liên quan đến các hoạt động tài chính bất hợp pháp. Ảnh: @AFP.

Hapoalim Bank - một trong những ngân hàng lớn nhất Isarel từ chối chuyển số tài sản mã hóa của bà Esther thành tiền mặt vì có thể có liên quan đến các hoạt động tài chính bất hợp pháp. Ảnh: @AFP.

Người phụ nữ không đồng ý với quyết định của ngân hàng này nên đã đệ đơn kiện lên Tòa án quận Tel Aviv, yêu cầu thừa nhận rằng bà nhận được tiền là nhờ sự tăng trưởng của bitcoin. Theo Freeman, cô và gia đình đã là khách hàng của Ngân hàng Hapoalim trong nhiều năm. Tổ chức này nhận thức được tất cả các giao dịch tài chính của gia đình, trong đó thậm chí không có dấu hiệu rửa tiền, và thậm chí cũng chả có dấu hiệu khủng bố nào cả.

Mong có cơ hội tốt hơn để lấy được tiền của mình, Freeman đã bổ nhiệm Shaul Zioni làm luật sư của mình và mở một vụ kiện chống lại ngân hàng. Người hưu trí cho biết trong nhiều năm qua, bà là một khách hàng trung thành của ngân hàng và bà cần tiền để có thể giúp một trong những đứa con của mình: "Ngân hàng biết rõ tình trạng của tôi. Tôi không giữ tiền ở nơi nào khác ngoài Hapoalim. Không có bằng chứng nào cho thấy bản thân rửa tiền hay giao dịch bên ngoài. Tôi đã nghỉ hưu và cần số tiền này để mua nhà cho 1trong 4 đứa con của mình", bà Esther chia sẻ.

Còn phía luật sư Shaul Zioni cũng cho biết, bà Esther Freeman đã giữ số Bitcoin của mình trong ví tiền điện tử trong nhiều năm mà không hề thực hiện bất cứ giao dịch nào.

Luật sư của Freeman còn lưu ý rằng, khách hàng của mình muốn tòa án tuyên bố rằng nguồn tiền đầu tư vào Bitcoin của bà là "được biết rõ ràng và được hỗ trợ bởi các tài liệu tham khảo". Trong nhiều năm, Freeman đã giữ Bitcoin của mình trong một số ví kỹ thuật số, trong đó không có giao dịch nào khác được thực hiện, Zioni nói thêm.

Sau đó, tòa án phán quyết rằng các tổ chức tài chính không có quyền hạn chế tài khoản của khách hàng chỉ vì nó được liên kết với các loại tiền kỹ thuật số. Đáp lại, phía ngân hàng Hapoalim cho biết sẽ ghi nhận vụ việc và nghiên cứu cách xử lý thỏa đáng nhất trong tương lai.

Cụ bà 69 tuổi người Israel đã biến khoản đầu tư Bitcoin 3.000 USD thành hơn 320.000 USD. Ảnh: @AFP.

Cụ bà 69 tuổi người Israel đã biến khoản đầu tư Bitcoin 3.000 USD thành hơn 320.000 USD. Ảnh: @AFP.

Israel muốn coi các công ty tiền điện tử như ngân hàng

Do những rủi ro liên quan đến việc sử dụng tài sản kỹ thuật số trong hoạt động tội phạm, các nhà chức trách Israel gần đây đã lên kế hoạch thực thi các quy tắc ngân hàng chống khủng bố.

Kể từ bây giờ, chính phủ Israel đã phải dành nguồn lực đáng kể để phát hiện ra gian lận trong các lĩnh vực mà các công ty không được yêu cầu báo cáo tất cả các giao dịch tài chính. Nếu chính sách mới được thực hiện, tất cả các công ty liên quan đến tiền điện tử sẽ phải báo cáo tài chính y hệt như các ngân hàng.

Vào tháng 7/2021, Bộ Tài chính Israel đã công bố một dự luật buộc các nhà đầu tư phải thông báo cho cơ quan thuế về quyền sở hữu tiền điện tử trị giá hơn 61.000 USD. Israel mới đây cũng đã đưa ra các quy định mới về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố vào ngày 16/11.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem